Việt Nam đứng trong top 5 nước có ngành châm cứu phát triển nhất

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/4/2012 | 7:56:19 AM

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Trung ương hội Châm cứu Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 45 năm xây dựng và phát triển ngành châm cứu Việt Nam.

Nhiều thầy thuốc châm cứu là sĩ quan quân đội đến dự lễ kỷ niệm.
Nhiều thầy thuốc châm cứu là sĩ quan quân đội đến dự lễ kỷ niệm.

Châm cứu Việt Nam có lịch sử lâu đời, từ thời đại các vua Hùng. Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ, châm cứu chỉ là sự hành nghề tự phát của các lương y, chưa được nhà nước phong kiến chăm sóc, bảo trợ.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách rõ ràng, kiên quyết khôi phục và phát huy nền y học cổ truyền dân tộc, trong đó có ngành châm cứu. Hội Đông y Việt Nam và, sau đó, Hội Châm cửu Việt Nam được thành lập.

Gần nửa thể kỷ qua, ngành châm cứu Việt Nam đã lớn mạnh vượt bậc trở thành một nền Châm cứu hiện đại. Hội Châm cứu Việt Nam hiện đã tập hợp được 27.800 hội  viên ở 63 tỉnh, thành phố.

Các nhà châm cứu Việt Nam, mà GS Nguyễn Tài Thu là gương mặt tiêu biểu, đã đạt được những thành công vang dội, được thế giới ngưỡng mộ, trong hai lĩnh vực đặc biệt: châm tê để mổ, và châm cứu chữa một số bệnh hiểm nghèo (như liệt nửa người, liệt toàn thân, câm, điếc...).

Trong số hàng trăm nước trên thế giới có thực hành châm cứu, thì Việt Nam ta được Hiệp hội Châm cứu thể giới (WFAS) xếp vào số 5 nước có ngành châm cứu tiên tiến nhất (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Pháp, và Malaysia).

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TSKH Nguyễn Tài Thu đã đánh giá cao những thành tích nổi bật của Hội Châm cứu Việt Nam. Ông nêu cao tinh thần vượt khó của các y bác sỹ và những nỗ lực mà họ đã trải qua. Đồng thời ông đề ra giải pháp mở các lớp tập huấn ngắn ngày để bồi dưỡng lý luận cần thiết, phổ biến kỹ thuật điêu luyện cho các thầy thuốc điều trị với kỹ thuật chưa tốt.

Ông nhấn mạnh: "Để giữ mãi truyền thống xây dựng phát triển Châm cứu Việt Nam hòa nhập với thế giới và đưa Châm cứu Việt Nam cùng Châm cứu thế giới phát triển không ngừng, chúng ta cầm xây dựng một nền y tế đầy đủ cả Đông y lẫn Tây y".

Tới dự lễ kỷ niệm, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đề nghị Bộ Y tế nên coi Hội Châm cứu Việt Nam là một hội đặc thù và hết sức tạo điều kiện thuận lợi để Hội và GS Nguyễn Tài Thu có thể tiếp tục cống hiến hết sức mình cho nhân dân, cho xã hội.

(Theo VOV)

Các tin khác
Đồng bào Mông Mù Cang Chải đến điểm bưu điện văn hóa xã tìm hiểu kiến thức phục vụ sản xuất.
(Ảnh: Thái Hưng)

YBĐT - Từ khi có tổ chức hội khuyến học từ huyện đến cơ sở, công tác khuyến học, khuyến tài của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã thực sự góp phần quan trọng nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sử dụng máy tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị bệnh nhân BHYT tại Bệnh viện Hữu Nghị 103.

YBĐT - Theo số liệu thống kê, năm 2011, toàn tỉnh Yên Bái chỉ có 115 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), năm 2012, số tham gia chỉ còn 5 người - Đây thực sự là vấn đề nổi cộm trong quá trình thực hiện Luật BHYT.

Tăng viện phí, chưa tăng ngay chất lượng dịch vụ.

Hầu hết các bệnh viện khi xây dựng khung giá viện phí trình phê duyệt đều đưa ra ở mức tối đa, bất chấp chất lượng dịch vụ khác nhau giữa các tuyến điều trị, hạng bệnh viện…

Ông Lương Văn Hom - Giám dốc Sở Y tế Yên Bái kiểm tra dấu hiệu mắc bệnh ở trẻ.

YBĐT - Ngày 23/4, đoàn công tác do đồng chí Lường Văn Hom - Giám đốc Sở Y tế tỉnh đã đến làm việc, kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh tại huyện Lục Yên. >>Yên Bái chủ động khống chế dịch bệnh Tay chân miệng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục