Trên trận tuyến mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/4/2012 | 9:54:57 AM

YBĐT - Hết chiến tranh, những người lính Cụ Hồ năm xưa lại bước vào một cuộc chiến mới - cuộc chiến chống đói, nghèo. Trên mảnh đất còn nhiều khó khăn, vất vả này, những cựu chiến binh (CCB) Văn Chấn lại đang cùng nhau phát huy truyền thống, ý chí tự lực tự cường, vượt khó vươn lên, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu mạnh.

Mô hình nuôi lợn rừng của cựu chiến binh Nguyễn Công Nghĩa cho hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi lợn rừng của cựu chiến binh Nguyễn Công Nghĩa cho hiệu quả kinh tế cao.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương và Hội cấp trên, Hội CCB Văn Chấn đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho hội viên, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xây dựng hình ảnh người CCB trung thành với đường lối của Đảng, gương mẫu thực hiện chính sách, pháp luật Nhà nước, là nòng cốt trong mọi phong trào cách mạng tại địa phương, đoàn kết xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Thành tích nổi bật trong thời gian vừa qua của Hội CCB Văn Chấn là tham gia phát triển kinh tế ở địa phương, chăm lo đời sống hội viên và làm tốt công tác nghĩa tình đồng đội.

Bám sát vào nghị quyết của Đảng, nghị quyết của BCH Hội, ngay từ đầu năm, các cơ sở Hội đều xây dựng được chương trình, kế hoạch cụ thể cho các phân, chi hội để hướng cho hội viên mạnh dạn đầu tư, triển khai các dự án phát triển sản xuất phù hợp với định hướng phát triển, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương và phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình.

Trong những năm qua, Hội khai thác và sử dụng có hiệu quả gần 30 tỷ đồng nguồn vốn vay, trên 1 tỷ đồng quỹ hội do hội viên tự nguyện đóng góp để giúp nhau phát triển kinh tế, tạo được trên 3.400 việc làm mới và việc làm thời vụ cho hội viên và con em CCB. Hội cũng đã phối hợp tổ chức 7 lớp tập huấn xóa đói giảm nghèo, 15 lớp khuyến nông, lâm nghiệp, 11 lớp nâng cao kiến thức làm kinh tế… cho trên 3 nghìn lượt cán bộ hội viên.

Mặc dù, hoạt động trong điều kiện khó khăn nhưng một số đơn vị sản xuất kinh doanh do CCB làm chủ vẫn giữ vững ổn định là hoạt động có hiệu quả, ngày càng xuất hiện nhiều gương CCB làm kinh tế giỏi. Trong nhiệm kỳ qua có 56 tập thể và 106 cá nhân hội viên CCB điển hình tiên tiến trong tham gia phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, riêng Hội CCB xã Cát Thịnh và thị trấn Nông trường Trần Phú không còn hộ CCB nghèo; tỷ lệ hộ CCB nghèo toàn huyện giảm còn 13,42%, trên 35,6% hội viên có mức sống khá, giàu.

Nhiều gia đình CCB từ chỗ rất khó khăn, nay đã có cuộc sống khá giả, trong đó nhiều CCB đã trở thành chủ doanh nghiệp, chủ trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh..., tiêu biểu như các CCB Nguyễn Ngọc Thận - Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp xã Tân Thịnh, Trần Đăng Dung Chủ nhiệm HTX DỊCH vụ nông nghiệp Đại Dương xã Đại Lịch, Đoàn Thế Yêm, tổ 7, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ với mô hình kinh tế vườn rừng, chăn nuôi cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, CCB Nguyễn Công Nghĩa, Chủ nhiệm HTX Mộc dân dụng thủ công mỹ nghệ xã Sơn Thịnh…

Mô hình HTX Mộc dân dụng thủ công mỹ nghệ của CCB Nguyễn Công Nghĩa thể hiện rõ ý chí và nghị lực quyết tâm xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu của người lính Cụ Hồ năm xưa.

Năm 2001, HTX đã được thành lập, đến nay đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 9 xã viên với mức thu nhập 1,5-2 triệu đồng/người/tháng; doanh thu HTX đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Không dừng lại ở việc kinh doanh, năm 2010 ông Nghĩa xây dựng hệ thống ao nuôi ba ba, hiện nay đã có có trên 50 cặp ba ba bố mẹ. Năm 2011, ông thử nghiệm nuôi 4 con lợn nái và 1 con giống lợn rừng.

 Theo ông Nghĩa thì nuôi lợn rừng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao và ông sẽ tiếp tục đầu tư cho chăn nuôi. Cái đói, cái nghèo đang được những CCB Văn Chấn đẩy lùi vào quá khứ bằng chính nghị lực của mình.

Ông Hà Văn Luật - Chủ tịch Hội CCB huyện Văn Chấn cho biết: “Thường trực Hội xác định xóa đói giảm nghèo là một trong nhiệm vụ hàng đầu của Hội. Chính phong trào giúp nhau giảm nghèo, phát triển kinh tế đã tạo nên vị thế, sức mạnh của tổ chức Hội. Hội trở thành chỗ dựa vững chắc cho các hội viên”.

 Hội CCB Văn Chấn đang đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2017, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 3%, nâng tỷ lệ hội viên khá giàu mỗi năm lên 2%, đến hết năm 2017 đạt trên 44%.

H.D

Các tin khác
Cộng tác viên dân số xã An Thịnh đang tư vấn cho người dân cách sử dụng thuốc tránh thai.

YBĐT - Là xã vùng thấp, đồng thời là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tương đối nhanh và bền vững của huyện Văn Yên song những năm gần đây, An Thịnh vẫn gặp phải không ít những khó khăn trong công tác DS/KHHGĐ bởi số trường hợp con thứ 3 trở lên vẫn luôn ở mức cao và chưa hề có dấu hiệu giảm.

Trận mưa đá vừa diễn ra ở Hà Giang khi có không khí lạnh tràn về.

1 - 2 ngày qua nắng nóng gay gắt gần 40 độ đã diễn ra cục bộ tại một số địa phương Bắc bộ, Trung bộ. Đợt nóng sắp kết thúc do có không khí lạnh tràn về, có thể gây mưa đá.

Nhiều thầy thuốc châm cứu là sĩ quan quân đội đến dự lễ kỷ niệm.

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Trung ương hội Châm cứu Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 45 năm xây dựng và phát triển ngành châm cứu Việt Nam.

Đồng bào Mông Mù Cang Chải đến điểm bưu điện văn hóa xã tìm hiểu kiến thức phục vụ sản xuất.
(Ảnh: Thái Hưng)

YBĐT - Từ khi có tổ chức hội khuyến học từ huyện đến cơ sở, công tác khuyến học, khuyến tài của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã thực sự góp phần quan trọng nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục