“Giữ lửa” nghề rèn truyền thống ở Suối Giàng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/5/2012 | 3:40:27 PM

YBĐT - Rèn là một nghề truyền thống của dân tộc Mông xã Suối Giàng (Văn Chấn), chế tạo ra các công cụ phục vụ cho lao động, sản xuất và chế tác nhạc cụ dân tộc như khèn môi, sáo... Nghề rèn truyền thống cũng là một nét văn hóa của đồng bào bản địa đang có nguy cơ mai một, rất cần được bảo tồn, gìn giữ.

Nghề rèn truyền thống của người Mông Suối Giàng
cần được giữ gìn, phát huy. (Ảnh: Sùng Đức Hồng)
Nghề rèn truyền thống của người Mông Suối Giàng cần được giữ gìn, phát huy. (Ảnh: Sùng Đức Hồng)

Gia đình ông Mùa A Nhà là một trong những gia đình có truyền thống 4 đời làm nghề rèn. Ông Nhà cho biết: “ Từ nhu cầu trong sản xuất hằng ngày và đời sống tinh thần mà nghề rèn xuất hiện. Không ai nhớ nổi nó có từ bao giờ chỉ biết con trai bản Mông lớn lên là biết rèn công cụ lao động và chế tác những nhạc cụ dân tộc để tìm bạn đời”.

Nghề rèn thủ công truyền thống của đồng bào Mông đòi hỏi sự tài hoa, khéo léo của bàn tay người thợ nhưng trên cả là sự kiên trì, sáng tạo, cần mẫn của người làm nghề để cho ra lò những sản phẩm tinh xảo không chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con mà còn thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng, mang đậm bản sắc dân tộc của người Mông.

Phía sau những giọt mồ hôi chát mặn là hạnh phúc, niềm vui của người thợ rèn trước thành quả lao động vất vả. Muốn có một sản phẩm tốt, người thợ rèn phải chuẩn bị thật kỹ mọi công đoạn. Lò rèn của người Mông thường được đắp bằng đất, mặt lò phải hơi võng xuống để có thể cho than vào. Ngay cả than để đốt cũng không được dùng than đá. Đó là than của một loại gỗ chắc, được lấy từ trong rừng. Sắt được cho vào lò nung đỏ, rồi đưa lên đe dùng búa đập, sau đó để nguội lại tiếp tục cho vào nung, cứ như vậy đến khi nào tạo thành sản phẩm như ý muốn. 

Thực tế, nghề rèn ở Suối giàng hiện nay đang dần bị mai một, rất ít lò rèn còn đỏ lửa. Cả xã Suối giàng có 7 thôn bản, mỗi bản giờ chỉ có một đến hai gia đình theo nghề truyền thống của dân tộc. Vì thế, những người còn tâm huyết với nghề như ông Nhà thật đáng quý.

Ngoài rèn được những sản phẩm như dao, lưỡi cuốc… ông Nhà còn làm thành thạo những sản phẩm dùng cho đời sống tinh thần, đó là những cái lưỡi gà để làm khèn môi, làm sáo. Để khèn môi, sáo vang lên âm thanh như ý muốn thì người thợ phải rèn miếng đồng cho mỏng đều nhưng phải dai, âm thanh sẽ hay mà thời gian sử dụng được lâu hơn. Hiện nay để lưu giữ nghề thủ công của dân tộc, ông Nhà đã truyền dạy cho một số nam thanh niên trong bản.

 Anh Sùng A Su là một trong những người theo học, anh Su cho biết: “Bản thân tôi cũng đã nắm được một số phương pháp cơ bản để rèn và chế tác nhạc cụ dân tộc. Chính vì muốn giữ lại truyền thống của cha ông mà tôi quyết tâm học và vận động thanh niên trong bản cùng học theo mình”. 

Mặc dù những sản phẩm anh Su làm ra chưa được tinh xảo, âm thanh phát ra từ cây sáo chưa được vang, được trong nhưng sự cố gắng giữ nghề đã là một điều đáng quý khi nghề rèn đang dần bị mai một theo thời gian.

Hiểu được rằng hiện nay việc khôi phục, bảo tồn và phát huy, phát triển nghề rèn truyền thống của người Mông là một việc làm quan trọng, bởi nó không những phục vụ  lao động sản xuất mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá độc đáo riêng của dân tộc, theo ông Sùng A Nủ -  Chủ tịch UBND xã Suối Giàng thì chính quyền xã Suối Giàng đã xây dựng kế hoạch, đưa ra một số biện pháp như vận động thanh thiếu niên tham gia học nghề rèn, tạo điều kiện cho các hộ làm nghề rèn được tham gia các chương trình dự án về bảo tồn nghề truyền thống…

Phương Thảo 

Các tin khác
Đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo các kỳ thi phát biểu chỉ đạo Hội nghị

YBĐT - Ngày 11/5, Ban chỉ đạo các kỳ thi tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch chỉ đạo các kỳ thi năm 2012. Đồng chí Ngô Thị Chinh - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo các kỳ thi tỉnh Yên Bái chủ trì Hội nghị.

Cán bộ Hội Phụ nữ xã Minh Quang (huyện Văn Yên) tư vấn cho các bà mẹ cách giáo dục, nuôi dạy con.

YBĐT - Bạo lực gia đình không chỉ gây hậu quả tiêu cực cho xã hội hiện tại mà còn cho cả tương lai của những đứa trẻ đã bị tổn thương về cả thể chất và tinh thần.

Đuối nước là một nguy cơ đối với trẻ em vùng cao mỗi khi hè về.

YBĐT - Cuối tháng 5, đầu tháng 6 là học sinh bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là khoảng thời gian để các em nghỉ ngơi sau một năm học vất vả và tránh nắng hè nóng nực. Mỗi gia đình có thể tổ chức cho các em đi chơi, đi nghỉ hoặc học thêm những môn học cần thiết. Song chơi gì, học gì vào dịp hè để các em phát triển toàn diện mới là điều để các bậc cha mẹ lưu tâm.

Cán bộ lưu trữ sắp xếp tài liệu tại kho lưu trữ lịch sử tỉnh.

YBĐT - Việc tập hợp các tài liệu, văn bản theo một trình tự có sự liên quan chặt chẽ và phản ánh đúng diễn biến quá trình giải quyết công việc hay các mối quan hệ về một hiện tượng, một sự việc, một hoạt động quản lý nhất định được gọi là lập hồ sơ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục