Chế Cu Nha giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/8/2012 | 10:03:24 AM

YBĐT - Từ những thành công bước đầu trong việc triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” ở Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cho thấy việc tuyên truyền sâu rộng, kịp thời những tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tới đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao là điều rất cần thiết.

Phần thi của Đội Mù Cang Chải trong Liên hoan tuyên truyền viên DS/KHHGĐ năm 2012.
Phần thi của Đội Mù Cang Chải trong Liên hoan tuyên truyền viên DS/KHHGĐ năm 2012.

Chế Cu Nha là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có 426 hộ với 2.834 nhân khẩu sống rải rác trên các sườn núi chia thành 6 bản, gồm 3 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Mông chiếm 98,5%. Những năm trước đây, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ) ở Chế Cu Nha còn gặp phải không ít khó khăn, trở ngại do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm cao và số người sinh con thứ 3 trở vẫn còn phổ biến. Song, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đến nay Chế Cu Nha đã giảm được tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Được biết, từ nhiều đời nay, người Mông ở Chế Cu Nha nói riêng và ở  các huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải nói chung đa phần đều có một quan niệm rất cổ hủ là “họ hàng lấy nhau càng gần thì càng không phải chia sẻ tài sản với người ngoài” và “khác họ là lấy nhau được”, bởi vậy, họ luôn coi hôn nhân cận huyết thống, nội tộc là chuyện rất bình thường.

Ngay từ khi những đứa trẻ mới chào đời, nhiều gia đình đã đính ước với nhau sau này con cái lớn lên sẽ tác thành cho chúng nên vợ nên chồng. Những gia đình có con trai lớn thì muốn lấy vợ để về có thêm lao động. Những gia đình có con gái lớn thì lại cho rằng, con gái 14- 15 tuổi mà chưa có ai để ý thì coi như bị ế …

Chính từ những suy nghĩ thiếu hiểu biết như vậy mà có những thời điểm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã từng trở thành “vấn nạn” của nhiều địa phương vùng cao. Riêng đối với xã Chế Cu Nha, có những năm, tỷ lệ tảo hôn của cả xã đã lên tới 35- 40% và có đến vài cặp kết hôn cận huyết thống.

Để từng bước đẩy lùi và ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, góp phần trực tiếp vào quá trình cải thiện chất lượng nòi giống, nâng cao chất lượng dân số, năm 2009, Chi cục Dân số tỉnh đã chọn Chế Cu Nha là một trong những xã điểm xây dựng mô hình “Can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.

Nhờ có những tác động kịp thời với những cách làm cụ thể, thiết thực thông qua việc triển khai thực hiện mô hình, như: tổ chức ký giao ước giữa UBND xã với các bản về việc thực hiện tốt công tác DS/KHHGĐ; đưa việc thực hiện công tác dân số vào nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã; tổ chức tuyên truyền về mô hình “Can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” trên hệ thống loa đài, cụm panô, ápphích, tờ rơi, tờ bướm và chiếu video, clip; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tư vấn kiến thức pháp luật, kiến thức CSSKSS/KHHGĐ, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, tuổi vị thành niên và những người sắp kết hôn…

Đến nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Chế Cu Nha đã giảm đáng kể. Trong 3 năm liền, xã chỉ có duy nhất 1 cặp kết hôn cận huyết thống và 13 trường hợp tảo hôn.

Chị Giàng A Dê - một người dân ở xã Chế Cu Nha tâm sự: “Tôi thấy rất vui vì giờ đây không còn bị gia đình bắt bỏ học về lấy chồng như trước nữa. Vì vậy, tôi đã có cơ hội để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo về dạy các em nhỏ trong bản của mình”.

Có thể nói, từ những thành công bước đầu trong việc triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” ở Chế Cu Nha đã cho thấy việc tuyên truyền sâu rộng, kịp thời những tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tới đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao là điều rất cần thiết.

Việc làm này không chỉ hướng người dân tới một lối sống lành mạnh, đúng đắn, tiến tới hôn nhân khi con người đã trưởng thành có đủ điều kiện về sức khoẻ, vật chất… mà còn giúp người dân nâng cao được ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách, Pháp lệnh Dân số của Đảng và Nhà nước.

H.O

Các tin khác
Căn bệnh dễ mắc phải đối với người mắc bệnh lạ có kháng thể chống interferon-gamma trong cơ thể.

Ở Việt Nam đã xuất hiện bệnh nhân mắc chứng "suy giảm miễn dịch" như bệnh AIDS nhưng không phải do virus HIV.

Sân khấu hóa tuyên truyền pháp luật cho sinh viên.

YBDDT - Những năm qua, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân.

Giờ tập thể dục của học sinh trường PTDT nội trú huyện Mù Cang Chải.

YBĐT - Tuy là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn nhưng đến điểm này mọi công tác chuẩn bị cho năm học mới ở Mù Cang Chải cũng đã sẵn sàng.

Cô và trò Trường Mầm non Hoa Ban trong giờ học múa.

YBĐT - Những năm qua, nhân dân thành phố đã đóng góp hàng tỷ đồng cùng hiện vật, ngày công lao động để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục