Tích cực di dân khỏi vùng thiên tai

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/9/2012 | 8:45:45 AM

YBĐT -  Hơn 5 năm triển khai thực hiện mới di dời được hơn 1.000 hộ dân, hiện toàn tỉnh Yên Bái vẫn còn hơn 5.000 hộ sống và canh tác trong vùng nguy cơ tiềm ẩn của thiên tai.

Khu tái định cư Cu Vai, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu đã và đang phát huy hiệu quả.
(Ảnh: Thanh Chi)
Khu tái định cư Cu Vai, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu đã và đang phát huy hiệu quả. (Ảnh: Thanh Chi)

Toàn tỉnh hiện có trên 7 ngàn hộ dân nằm trong các khu rừng đặc dụng xung yếu và rất xung yếu, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nguy cơ cao do thiên tai sạt lở đất, lũ quét, lũ ống phải di dời theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Mai Mộng Tuân - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: “Mặc dù số hộ nằm trong diện phải di dời theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là rất lớn, có nhiều hộ vẫn đang phải sống trong vùng nguy cơ thiên tai cao, song do nguồn vốn và quỹ đất hạn hẹp nên vẫn chưa thể di dời ngay được, hiện tỉnh đang nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn và chỉ đạo các địa phương quy hoạch, đồng thời xây dựng các khu tái định cư để sớm đưa các hộ đến nơi ở, sản xuất an toàn”.

Là một tỉnh nghèo, nhưng từ năm 2007 đến nay Yên Bái đã thực hiện xây dựng 45 dự án tái định cư và đưa được 1.229 hộ dân ở các vùng thiên tai đến định cư nơi ở mới an toàn. Tại các khu tái định cư đã xây dựng và quy hoạch khá hoàn chỉnh, từ đường giao thông đi lại thuận tiện, hệ thống nước, công trình thủy lợi cũng như điện lưới kéo đến từng nhà.

Các khu tái định cư đã bê tông hoá, nhựa hoá 41 km đường giao thông, 33 hệ thống nước sinh hoạt, 12 km đường điện trung và hạ thế..., tổng nguồn vốn đầu tư trên 186 tỷ đồng. Nhìn chung, các khu tái định cư đều đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội phục vụ mục tiêu phát triển theo tinh thần Nghị quyết 26/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Đặc biệt, các hộ dân ở khu tái định cư không chỉ được bố trí đất ở mà còn được giải quyết đất sản xuất, đào tạo nghề và các chính sách hỗ trợ sản xuất, do đó các hộ có điều kiện vươn lên xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần.

Quan trọng hơn là tính mạng và tài sản của người dân được đảm bảo, mưa lũ không còn phải lo sợ, yên tâm sản xuất; hạn chế tình trạng di dân tự do; hạn chế được tình trạng chặt phá, xâm chiếm đất rừng, rừng làm nương rẫy và giảm số vụ cháy rừng.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì việc bố trí, di dân ra khỏi vùng thiên tai vẫn còn những bất cập cần tháo gỡ. Đó là, hầu hết các khu tái định cư đều nằm chung trong tình trạng thiếu đất sản xuất, lao động thất nghiệp cao, cơ sở hạ tầng xuống cấp nhiều. Có những khu tái định cư người ở một nơi nhưng đất sản xuất ở một nơi khác khá xa đã dẫn đến một số hộ đã bỏ nơi ở mới trở về “chốn xưa”để làm nương rẫy.

 Ngay cả đất ở cũng rất hạn chế, bình quân từ 200-250m2 với diện tích đó chỉ đủ dựng một chiếc nhà sàn chứ hầu như không có vườn tược và làm chuồng trại chăn nuôi. Bên cạnh đó, số hộ dân đang sinh sống trong khu vực nguy hiểm do sự đe doạ của thiên tai là rất lớn, trên 5.000 hộ trong đó có khoảng 1.000 hộ nằm trong vùng đặc biệt nguy hiểm vẫn chưa được di dời đến các khu định cư.

“Để di dời toàn bộ số dân trong vùng nguy hiểm đến các khu tái định cư cần một số vốn đầu tư trên 350 tỷ đồng, đây là một con số không hề nhỏ và có thể lo ngay một lúc được. Phương châm của tỉnh là sẽ di dời hết các hộ dân theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất. Do nguồn vốn hạn hẹp nên trước mắt xây dựng các khu tái định cư để ưu tiên di dời đối với những hộ dân nằm trong vùng đặc biệt nguy hiểm trước” - ông Mai Mộng Tuân cho biết thêm.

Ưu tiên di dời những hộ dân trong vùng đặc biệt nguy hiểm là một việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Như chúng ta đã biết, liên tục trong nhiều năm trở lại đây, cứ mỗi mừa mưa bão đến là lại xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống... gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhân dân.

Việc di dân ra khỏi vùng thiên tai là một chủ trương đúng, tuy nhiên, để việc thực hiện nhanh và hiệu quả thì ngoài nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thì cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, địa phương và chính những người dân trong vùng thiên tai. Chúng ta phải xã hội hoá công tác di dân, coi đây là một nhiệm vụ, trách nhiệm chung của toàn xã hội, chứ không phải của riêng một ngành hay một địa phương nào.

Một vấn đề nữa là trong quá trình quy hoạch, xây dựng các khu tái định cư cần tính toán kỹ lưỡng và bố trí diện tích đất ở cũng như đất sản xuất phù hợp với đời sống phong tục, tập quán ở địa phương, đặc biệt phù hợp và đạt các tiêu chí nông thôn mới.

Thanh Phúc

Các tin khác
Phụ huynh đưa trẻ đến trường và mối bận tâm những khoản thu “tự nguyện”.

Bộ GD&ĐT vừa có quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục. Thông tư này đòi hỏi phụ huynh nếu ủng hộ nguồn lực cho giáo dục phải hoàn toàn tự nguyện và không vụ lợi.

14 thợ may người Việt đã thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn xảy ra ở thị trấn Egorevsk, ngoại vi thủ đô Mátxcơva của Nga, Sở Tình trạng khẩn cấp tỉnh Mátxcơva ngày 11/9 cho biết.

Mô hình làm ván bóc của hội viên Hội Phụ nữ xã bảo Ái giúp trên 10 hội viên phụ nữ có thu nhập ổn định.

YBĐT - Bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực chăm lo đời sống cho hội viên, Hội Phụ nữ huyện Yên Bình thực sự trở thành chỗ dựa cho hội viên đặc biệt là những hội viên nghèo có cơ hội thoát nghèo và vươn lên xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc.

Toàn cảnh buổi gặp mặt

YBĐT - Đây là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt các cơ quan văn hóa, báo chí do Thường trực Hội Cựu chiến binh tỉnh Yên Bái tổ chức sáng ngày 11/9 để thông báo kế hoạch nội dung Đại hội đại biểu Hội CCB tỉnh lần thứ V nhiệm kỳ 2012 – 2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục