Đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/11/2012 | 2:50:33 PM

YBĐT - Trường Trung cấp nghề Nghĩa Lộ (Yên Bái) được thành lập cách đây 3 năm trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Dạy nghề Nghĩa Lộ trước đây, vì thế công tác đào tạo nghề ở hệ trung cấp còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn căn bản là cơ sở vật chất của nhà trường còn rất nghèo nàn chưa đạt chuẩn.

Giờ thực hành của học viên lớp học nghề cơ điện.
Giờ thực hành của học viên lớp học nghề cơ điện.

Hiện tại, ngoài các hạng mục như nhà làm việc, lớp học lý thuyết, ký túc xá, nhà công vụ giáo viên đã và đang được xây dựng thì những hạng mục quan trọng khác như xưởng thực hành nghề, nhà đa năng, thư viện, bếp ăn tập thể, khuôn viên vẫn chưa được đầu tư.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên vừa thiếu về số lượng vừa thiếu kinh nghiệm quản lý giáo dục cũng như kỹ năng dạy nghề ở hệ trung cấp.

Trang thiết bị dạy nghề cũng thiếu và kèm theo sự thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh cũng như chưa cập với nhu cầu thực tiễn đời sống, sản xuất.

Bên cạnh đó, trường lại nằm trên một địa bàn của 4 huyện thị phía Tây tỉnh Yên Bái là nơi kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều dân tộc chung sống, dân trí không đồng đều nên trình độ học sinh đầu vào với tỷ lệ gần 90% người dân tộc thiểu số cũng có nhiều chênh lệch từng vùng, từng dân tộc.

Xác định địa bàn là nơi tập trung khá đông nguồn nhân lực trẻ là tiềm năng quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương cũng như đáp ứng nguồn nhân lực cho thị trường lao động nội địa, xuất khẩu trong tương lai nên nhà trường đã tranh thủ tối đa sự quan tâm của các cấp, ngành và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc.

Những nỗ lực đó đã tạo nên những con số thật ấn tượng và riêng năm học 2011-2012, nhà trường đã thực hiện tuyển sinh và đào tạo nghề được 44 lớp với 1.695 học sinh, học viên. Trong đó, có 7 lớp trung cấp nghề 230 học sinh, lớp sơ cấp nghề 325 học viên, 14 lớp dạy nghề thường xuyên 413 học viên, 11 lớp phối hợp đào tạo có 400 học viên.

Năm học 2012-2013, nhà trường tiếp tục duy trì 3 lớp phối hợp đào tạo trình độ cao đẳng và đại học với 130 học viên. Đồng thời trường tuyển sinh mới 222 học viên, nâng số lớp trung cấp nghề hiện tại lên 12 lớp với gần 400 học viên.

Ngoài ra, nhà trường còn thực hiện hợp đồng dạy nghề cho lao động nông thôn của các huyện, thị phía tây theo Đề án 1956 của Chính phủ và triển khai mô hình dạy nghề thí điểm của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho 15 lớp sơ cấp nghề với 454 học viên tham gia.

Các ngành nghề đào tạo liên tục được bổ sung theo xu hướng phù hợp với nguyện vọng học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Nhà trường đã đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đạt tới 12 nghề trình độ trung cấp và 19 nghề trình độ sơ cấp.

Các lớp nghề liên tục được tuyển sinh mở lớp tập trung vào các chuyên ngành: chăn nuôi - thú y, bảo vệ thực vật, may thời trang, công nghệ hàn, điện nông thôn, chế tác đá, mộc mỹ nghệ, kỹ thuật nuôi trồng nấm…

Theo chương trình của Tổng cục Dạy nghề, nhà trường đã chủ động xây dựng chương trình, giáo trình theo tình hình thực tế của địa phương. Thời gian thực hành nghề luôn được coi trọng và bảo đảm ở mức trên 70% thời gian đào tạo của một nghề. Để học viên có môi trường thực tập nghề tốt, nhà trường đã đưa nhiều lớp đi thực tập tại các doanh nghiệp.

Điển hình như năm học vừa qua, nhà trường đã đưa lớp trung cấp hàn khoá I đi thực tập tại Tổng Công ty Sông Hồng và lớp trung cấp may mặc đi thực tập tại Công ty may Đức Giang (Hà Nội).

Công tác giới thiệu việc làm và nắm bắt thu nhập của học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm cũng được nhà trường quan tâm. Qua đó, nhiều em đã có việc làm ở quê, được giới thiệu cho thị trường lao động ở trong, ngoài tỉnh như: Công ty may Đức Giang, Tổng Công ty cầu 18 thuộc VINACONEX, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nghĩa Văn…

Để làm tốt công tác đào tạo nghề cho con em các dân tộc ở khu vực phía Tây của tỉnh, nhà trường rất mong muốn được các cấp, ngành tạo mọi điều kiện khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ; tích cực thực hiện lập đề án 3 nghề trọng điểm cấp quốc gia (máy nông nghiệp, công nghệ chế biến chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm), từng bước hướng tới chuyển đổi thành Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Khu vực Tây Bắc.

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Người cao tuổi thành phố Yên Bái biểu diễn văn nghệ.

YBĐT - Hội Người cao tuổi (NCT) phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái) hiện có 1.108 hội viên. Với sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp thường xuyên của các đoàn thể, Hội NCT phường ngày càng phát huy nhân tố NCT.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

Ảnh minh họa

Từ ngày 1/1/2013, mức thu lệ phí cấp thị thực, thẻ tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được điều chỉnh tăng so với hiện hành.

Người dân các xã vùng cao huyện Văn Chấn tìm hiểu các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

YBĐT - Xác định công tác DS/KHHGĐ là công việc vất vả, những người làm công tác dân số tại xã Sơn Thịnh tranh thủ tối đa mọi thời gian, địa điểm vào buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, trên nương, dưới đồng… để gặp đối tượng cần tuyên truyền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục