Khắc phục bệnh chủ quan

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/6/2013 | 9:09:25 AM

YBĐT - Nằm nơi đầu nguồn của các con suối lớn chảy ra sông Đà và sông Hồng, địa hình chia cắt mạnh, trong đó, 95% đồi núi thổ nhưỡng không ổn định, dễ sạt lở. Trong khi đó giao thông, nhất là đường đến các bản rất khó khăn, dân cư sống phân tán… Vì vậy, tuy đã có nhiều cố gắng trong phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn (PCLB-GNTT), song thiệt hại do mưa lũ và sạt lở đất trên địa bàn huyện Mù Cang Chải hàng năm vẫn tương đối lớn.

Khắc phục sạt lở trên Quốc lộ 32 đoạn qua địa phận Mù Cang Chải.
Khắc phục sạt lở trên Quốc lộ 32 đoạn qua địa phận Mù Cang Chải.

Cụ thể, năm 2012, toàn huyện có 22 người người chết và mất tích do mưa lũ và sạt lở đất. Bão lũ còn làm hư hỏng 853 nhà, làm thiệt hại nhiều hoa màu và công trình giao thông, thủy lợi…; tổng thiệt hại trên 2,3 tỷ đồng. Trong những tháng đầu năm nay, lốc xoáy trên địa bàn hai xã Nậm Khắt, La Pán Tẩn đã làm 21 hộ gia đình bị thiệt hại, hư hỏng một số diện tích hoa màu của nhân dân.

Ông Nguyễn Thành Nho -  Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Thường trực Ban PCLB-GNTT huyện cho biết: "Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt việc xây dựng phương án PCLB-GNTT từ huyện đến cơ sở hoàn thành trước mùa bão lũ, thực hiện phương châm "4 tại chỗ" và "chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời khắc phục khẩn trương có hiệu quả".

Trong đó, phòng ngừa là chính, công tác khắc phục hậu quả phải kết hợp với khôi phục và nâng cấp, đảm bảo theo quy định phát triển bền vững của địa phương. Qua đó, Ban Chỉ huy PCLB-GNTT huyện Mù Cang Chải tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm công tác PCLB-GNTT năm 2012 và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp năm 2013, đồng thời kiện toàn và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban Chỉ huy.

Các giải pháp đề ra là tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống thiên tai đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất, vận động các hộ dân ở khu vực có nguy cơ cao chuyển đến vị trí an toàn, tổ chức thường trực PCLB 24/24 giờ trong thời gian cao điểm từ  ngày 1/5 đến 30/10/2013 theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thông báo kịp thời cho nhân dân phòng tránh, quản lý các công trình xây dựng cơ bản, các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng và đang thi công dở dang đẩy nhanh tiến độ thi công, có kế hoạch bảo vệ máy móc, vật tư, thiết bị và con người trong mùa mưa lũ, đồng thời có phương án xử lý kiên cố để đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và của nhân dân…

Song song với đó là việc quản lý không để tình trạng chặt phá rừng phòng hộ bừa bãi, quy hoạch sử dụng đất hiệu quả, chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết, xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức tốt công tác cứu trợ, cứu hộ cứu nạn, chú trọng thông tin liên lạc thông suốt với cơ sở xã, bản và Ban chỉ huy của huyện trong mọi tình huống; xây dựng kế hoạch phòng, chống và di dân ở những vùng thường xuyên bị lũ quét, sạt lở đất, dưới chân taluy cao trong phạm vi nguy hiểm đến nơi an toàn theo quy định…

Các phương án Mù Cang Chải đưa ra trong mùa mưa bão năm nay đã được các cấp, các ngành và địa phương triển khai. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt mạnh, sườn dốc, núi cao, dễ  sạt lở, thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét sạt lở đất cục bộ tại một số xã  như: Nậm Khắt, Nậm Có, Cao Phạ, Chế Tạo, La  Pán Tẩn, Chế Cu Nha…

Trong đó bài học về các vụ sạt lở ở La Pán Tẩn, Chế Cu Nha làm chết hàng chục người do bệnh chủ quan vẫn còn nguyên giá trị. Vì vậy, để phòng tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất có hiệu quả, giảm tối đa thiệt hại về người, chính quyền các xã cần tổ chức rà soát các cơ sở khai thác cát, sỏi trên địa bàn, giải phóng ngay các công trình xây dựng lấn chiếm và các vật liệu cản trở dòng chảy như tre, gỗ… ở tất cả các khe suối trước, trong mùa mưa lũ.

Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động chằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản, tính mạng, cây trồng, vật nuôi trong mùa mưa bão, dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết tối thiểu là 5-7 ngày đề phòng bị cô lập.

Tiến hành rà soát lại toàn bộ các hộ gia đình nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, kiên quyết di dời các hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao, cụ thể là  20 hộ ở các xã:  La Pán Tẩn, Mồ  Dề, Lao Chải, Khao Mang, Chế Cu Nha, Hồ Bốn. Khi có mưa bão lớn cần nghiêm cấm nhân dân đi vớt củi, xúc cá, đặc biệt tuyên truyền vận động và cưỡng chế không cho người dân ngủ đêm trên nương, không tự do vào các khu vực đang được phép khai thác mỏ của các công ty trong những ngày mưa bão để tránh sạt lở đất, đá gây thiệt hại về người.

Bài học kinh nghiệm và giải pháp đã có, vấn đề là khâu thực hiện. Mùa mưa bão năm nay đã đến, chỉ có thực hiện nghiêm, khắc phục tình trạng chủ quan thì Mù Cang Chải mới giảm được những hậu quả do thiên tai gây ra.

P.V

Các tin khác
Trẻ em ở các thôn xa trung tâm xã đã được vận động đến trường bán trú để học tập.

YBĐT - Nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm, Đảng bộ xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tập trung lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của năm cũng như trong nhiệm kỳ.

Đoàn Việt Nam gồm 10 thành viên đã xuất sắc giành được 2 HCV và nằm trong tốp 10 của khu vực.

YBĐT - Tổng hợp sau 3 ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho thấy, tỷ lệ thí sinh tham gia dự thi đạt trên 99,8%; toàn tỉnh có 11 thí sinh bỏ thi, trong đó khối THPT 3, khối giáo dục thường xuyên 8; không có thí sinh, không có cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi...

YBĐT - Những chiến sĩ cảnh sát cơ động thuộc Đội Cảnh sát Cơ động Công an tỉnh Yên Bái vẫn miệt mài với công việc của mình. Ánh sáng của ngọn đèn đường hay từ những ngôi nhà trên phố hắt ra dù yếu ớt song chúng tôi vẫn cảm nhận được khuôn mặt rạng rỡ, tươi trẻ và hạnh phúc của các anh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công, vì bình yên cuộc sống cho nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục