Bước chuyển mới của người Xa Phó

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/7/2013 | 2:30:19 PM

YBĐT - "Nghe theo tiếng gọi của Đảng, rời bỏ cuộc sống du canh du cư nay đây mai đó để hạ sơn, định canh định cư, khai hoang ruộng cấy lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm... nên cuộc sống của chúng tôi đã dần vượt qua đói nghèo, vươn lên đủ ăn đủ mặc, khấm khá, có điều kiện nuôi con cháu ăn học thành đạt" - đó là lời tâm sự của cụ bà Bơ Thị Ngân trên 70 tuổi ở thôn 7, xã Châu Quế Thượng (Văn Yên).

Một góc khu trung tâm thôn 7, xã Châu Quế Thượng.
Một góc khu trung tâm thôn 7, xã Châu Quế Thượng.

Theo ông Phùng Xuân Chấn - Phó bí thư Đảng ủy xã Châu Quế Thượng, xưa kia, người Xa Phó trong xã chủ yếu sống ở thượng nguồn các con suối như: Làng Phát, xã Châu Quế Hạ và Ngòi Nhầy, Ngòi Lăn, Ngòi Lèn, xã Châu Quế Thượng. Vào khoảng những năm 60 thế kỷ trước, theo tiếng gọi của Đảng, bà con Xa Phó đã cùng nhau hạ sơn, định cư tập trung ở các thôn 5, 6, 7, trong đó chủ yếu ở thôn 6 và 7.

Sau khi hạ sơn, định cư ổn định, đồng bào dân tộc Xa Phó học tập dân tộc Tày, dân tộc Kinh khai hoang ruộng cấy lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng hoa màu, cây lâm nghiệp quế, mỡ, bồ đề... phục vụ sinh hoạt, bỏ dần cuộc sống phát nương làm rẫy, săn bắn. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, cùng với sự phát triển của các dân tộc khác, dân tộc Xa Phó ở Châu Quế Thượng cũng phát triển thành gần 200 hộ với trên 800 nhân khẩu, chiếm 22,2% dân số trong xã.

Hiện nay, bình quân mỗi hộ đều có từ 2 đến 3 sào ruộng trở lên, tính riêng đồng bào Xa Phó trồng được trên 150ha cây lâm nghiệp, trong đó hơn 100ha quế và hàng năm bình quân còn trồng được trên 200ha sắn công nghiệp.

 

Mô hình chăn nuôi trâu, bò của anh Đặng Văn Thương dân tộc Xa Phó ở thôn 7, xã Châu Quế Thượng.

Đến thôn 7, anh Đào Văn Phóng - Trưởng thôn cho biết: “Hiện thôn 7 có 147 hộ thì trên 100 hộ là đồng bào Xa Phó. Nhìn chung, những năm gần đây, đời sống kinh tế của bà con đã có nhiều đổi thay. Thôn có trên 15ha ruộng nước hàng năm đều cấy 2 vụ bằng các loại giống lúa lai và một số loại giống thuần năng suất, chất lượng cao; kết hợp chăn nuôi được trên 150 con trâu, bò và nhiều gia súc, gia cầm khác. Cuối năm 2012, hộ nghèo trong thôn đã giảm xuống chỉ còn 71 hộ, hộ khá giả cũng tăng lên trên 10%.

Một trong số các hộ có kinh tế khá điển hình như hộ anh Lương Minh Cát thu mua nông sản, kinh doanh dịch vụ tổng hợp, làm được nhà đẹp nhất nhì trong xã, mua sắm được xe ô tô chở hàng; anh Đặng Phương Nam chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất nông - lâm nghiệp tổng hợp, có gần 20 con trâu, bò, xây được nhà hai tầng khang trang...”.

Kinh tế phát triển, đời sống tinh thần cũng được quan tâm. Các phong tục tập quán, văn hóa văn nghệ đặc sắc được lưu giữ, phát triển, trong đó có sáo Cúc Kẹ - một loại sáo độc đáo thổi bằng mũi "có một không hai" chỉ có ở dân tộc Xa Phó. Công tác giáo dục cũng được đồng bào quan tâm, khắc phục khó khăn cho con trẻ đến trường học chữ ngày càng đông hơn. Năm học 2012 - 2013, tỷ lệ trẻ đi học mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở đạt trên 97%; tỷ lệ đi học trung học phổ thông và chuyên nghiệp đạt trên 40%.

Con em người Xa Phó đã có nhiều cố gắng trong học tập, rèn luyện và tham gia công tác trong các lĩnh vực công an, quân đội, giáo dục, y tế và một số người giữ các chức vụ chủ chốt ở địa phương như: đồng chí Đặng Văn Lả - Bí thư Đảng ủy xã, đồng chí Phùng Xuân Chấn - Phó bí thư Đảng ủy xã và một số đồng chí khác. Mặt bằng dân trí không đồng đều, một phần hạn chế trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, thiếu vốn đầu tư... nên thời gian tới, Châu Quế Thượng cần được sự quan tâm, tạo điều kiện đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, bảo tồn giá trị văn hóa, nhất là sự cố gắng của đội ngũ cán bộ cơ sở để đồng bào có thêm điều kiện phát triển kinh tế, sớm thoát khỏi đói nghèo, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Xa Phó.

 A Mua

Các tin khác
Phường Hợp Minh trao tặng thùng phân loại rác cho các hộ nghèo, hộ khó khăn.

Vài tháng nay, người dân thành phố Yên Bái đã thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình, kể cả những hộ trong ngõ xóm. Người dân không chỉ phân loại rác đúng cách mà còn biết cách tái chế và tận dụng tối đa các loại rác tái chế như chai lọ, giấy báo và vỏ hộp...

Công ty TNHH Unico Global Yên Bái thuộc Khu công nghiệp Âu Lâu, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.

Các doanh nghiệp và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái đã chú trọng quan tâm tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Các bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại bệnh viện.

Chiều 2.5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai triển khai các nội dung liên quan đến vụ ngộ độc sau ăn bánh mì trên địa bàn.

Hòa giải viên Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái hòa giải, đối thoại tại Tòa vụ việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

Hòa giải, đối thoại đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Hòa giải thành giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp, không phải mở phiên tòa xét xử, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của đương sự và Nhà nước, tạo thuận lợi cho việc thi hành án và rút ngắn thời gian giải quyết vụ án…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục