Phó Chủ tịch nước đối thoại đại diện trẻ em 29 tỉnh

  • Cập nhật: Thứ bảy, 10/8/2013 | 8:11:42 AM

Trong khuôn khổ Diễn đàn trẻ em quốc gia 2013, tối 9/8, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực trẻ em đã có phiên đối thoại, giao lưu với 171 trẻ em đại diện của 29 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đại diện trẻ em trình bày về
Đại diện trẻ em trình bày về "Các biện pháp phòng chống tình trạng tảo hôn và lao động trẻ em.”

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao kết quả và sự thành công của diễn đàn năm nay. Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: những tiểu phẩm, câu hỏi, khuyến nghị của các cháu thể hiện sự chuẩn bị hết sức chu đáo, sự tìm hiểu cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo của các cháu với 6 chủ đề mà diễn đàn yêu cầu. Thay mặt gần 26 triệu trẻ em Việt Nam, các cháu đã đưa ra bản khuyến nghị hoàn toàn xác đáng.

Phó Chủ tịch nước mong muốn, qua những khuyến nghị của các cháu tại diễn đàn này, các bộ, ban, ngành rút kinh nghiệm những việc đã làm trong thời gian qua để thực hiện tốt những chính sách hiện nay về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền luật pháp liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em với gia đình, nhà trường và toàn xã hội; đồng thời, xử phạt thật nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Phó Chủ tịch nước cũng yêu cầu bản khuyến nghị của các cháu phải được nghiên cứu cụ thể, từ đó đề ra những giải pháp trước mắt và lâu dài để công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tốt hơn nữa.

Phó Chủ tịch nước hy vọng, sau diễn đàn này trở về địa phương, các cháu tiếp tục phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. Những điều chưa nói được tại diễn đàn, các cháu sẽ tiếp tục phản ánh tại các kênh thông tin khác để những nguyện vọng, nhu cầu của các cháu sớm được thực hiện.

Tại buổi giao lưu, Bộ trưởng Bộ lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền chia sẻ, thông qua Diễn đàn trẻ em, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và những người tham gia xây dựng và thực hiện chính sách được gặp gỡ, lắng nghe, trao đổi với đại diện trẻ em, hiểu và đáp ứng tình cảm, nguyện vọng của các em.

Các hoạt động Diễn đàn trẻ em cũng góp phần quan trọng nâng cao nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội về quyền trẻ em, về vị trí, vai trò của trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội và trong sự phát triển của đất nước. Với các em, Diễn đàn trẻ em và các hoạt động thực hiện quyền tham gia của trẻ em tạo môi trường để các em thực hành quyền công dân của mình, để các em hiểu biết pháp luật, chính sách, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Bộ trưởng mong muốn, các cơ quan Nhà nước, đặc biệt Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội thường xuyên lấy ý kiến và lắng nghe, tiếp thu những ý kiến và nguyện vọng của các em để các mục tiêu vì trẻ em thực sự được ưu tiên thực hiện, để môi trường an toàn, thân thiện với trẻ em trở thành hiện thực.

Ban soạn thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì sẽ nghiên cứu, tiếp thu những khuyến nghị, nguyện vọng xác đáng của trẻ em để Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi lần này thực sự thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, trong đó có trẻ em và có tính khả thi cao; đáp ứng các yêu cầu thực hiện quyền trẻ em, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.

Bộ trưởng đề nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiếp tục giám sát việc thực hiện các cam kết trước trẻ em cũng như thực hiện trách nhiệm, quyền hạn bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và quyền trẻ em của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Sau hai ngày trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn trẻ em quốc gia, các em đã có bản khuyến nghị gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành xem xét và đáp ứng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Bản khuyến nghị gồm 6 vấn đề: đảm bảo quyền tham gia của trẻ em; phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và tảo hôn; phòng ngừa lao động trẻ em; phòng ngừa, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật; phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; đảm bảo vui chơi, giải trí của trẻ em; thực hiện quyền được tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV/AIDS và phòng ngừa tình trạng trẻ em bỏ học.

(Theo TTXVN)

Các tin khác

YBĐT - Ban chấp hành Hội Luật gia tỉnh Yên Bái khóa II, nhiệm kỳ 2009 -2014 vừa tổ chức Hội nghị lần thứ VIII sơ kết công tác hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013 và quán triệt Chỉ thị 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới (ảnh).

Tiêm phòng cho trẻ tại Phòng khám Đa khoa thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ.

YBĐT - Sau một số ca trẻ sơ sinh tử vong do tiêm phòng vắc xin viêm gan B tại một số địa phương, thời gian qua, các bậc phụ huynh, nhất là các bà mẹ mang thai và các cặp vợ chồng có con trong độ tuổi tiêm chủng ở Văn Chấn (Yên Bái) hết sức quan tâm đến vấn đề này. Mặc dù rất phân vân nhưng được tư vấn, hướng dẫn cụ thể, các bà mẹ đều yên tâm tiếp tục thực hiện tiêm phòng cho con và bản thân mình.

YBĐT - Năm học mới đã bắt đầu, tại những cửa hàng bày bán SGK và đồ dùng học sinh trong tỉnh khá nhộn nhịp, các phụ huynh học sinh tất bật với việc mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho con em mình.

Đồng chí Hoàng Thị Làng - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh thăm hỏi gia đình nạn nhân chất độc da cam huyện Yên Bình.

YBĐT - Chiến tranh đã lùi xa ngót nửa thế kỷ, những miền quê Việt Nam bị đạn bom tàn phá khốc liệt nay đã dần hồi sinh. Song, vẫn còn có những nỗi đau dai dẳng mang tên “da cam” chưa biết đến bao giờ mới kết thúc. Nhiều nạn nhân chất độc da cam đã lần lượt ra đi, để lại trên đời những đứa trẻ vô tội sống vật vã, đau đớn do di chứng của chiến tranh. Nỗi đau ấy, sự sống chưa chắc đã khổ bằng cái chết không chỉ của riêng mỗi gia đình người lính mà của toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục