Dự kiến ngày 16/2, sẽ mở cửa đón khách vào chùa Hương

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/2/2022 | 7:33:31 AM

Huyện Mỹ Đức vừa chủ động mời các sở, ngành liên quan của TP Hà Nội về làm việc và thống nhất dự kiến 16/2 sẽ mở cửa đón khách đến chùa Hương.

Sáng nay (8/2), trao đổi với phóng viên báo chí, ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, huyên Mỹ Đức vừa chủ động mời các sở, ngành liên quan của TP Hà Nội về làm việc và thống nhất dự kiến ngày 16/2 tới, sẽ mở cửa đón khách đến tham quan di tích, thắng cảnh chùa Hương.

"Hiện nay, chúng tôi đã chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ du khách vào tham quan di tích, thắng cảnh chùa Hương. Bà con tiểu thương cũng đã chuẩn bị hàng hóa để phục vụ người dân vào lễ chùa", ông Hiển nói.

Trước đó, ngày 25/1/2021, UBND huyện Mỹ Đức ra thông báo về việc tạm dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan tại di tích, thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Lễ hội Chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất, có thời gian tổ chức kéo dài nhất tại miền bắc. Lễ hội dự kiến diễn ra trong 3 tháng từ ngày 2/2 đến hết ngày 30/5/2022 (từ ngày mùng 2 Tết đến hết ngày 30/3 năm Nhâm Dần).

Trong đó, lễ khai hội Chùa Hương được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Ngoài ý nghĩa tâm linh, việc tổ chức lễ hội còn giúp thúc đẩy du lịch văn hóa của huyện Mỹ Đức cũng như Hà Nội.

Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Trung ương và Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 20/1/2022 của UBND TP Hà Nội về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, để bảo đảm an toàn cho người dân và du khách, UBND huyện Mỹ Đức tạm dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương) năm 2022 đến khi có thông báo mới.

Theo Chỉ thị 03/CT-UBND, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Thành phố để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

(Theo Giao thông)

Các tin khác
Khách hành hương đến chiêm bái tại Chùa Tùng Lâm Ngọc Am, thành phố Yên Bái thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đi lễ đầu năm là nét văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Đi lễ cầu bình an, sức khỏe, một năm may mắn cho gia đình cũng là hoạt động được nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái quan tâm.

Trang phục của phụ nữ Mông ở Mù Cang Chải ngày nay vẫn giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa dân tộc.

Vào dịp Tết hay trong các lễ cưới truyền thống, người Mông Yên Bái thường hát dân ca và múa khèn, những làn điệu hát ru, hát đối, hát đố, hát giải, dân vũ... phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên.

Điệu múa Xòe quạt kết hợp với nhảy sạp, do cộng đồng dân tộc Thái đến từ tỉnh Sơn La thể hiện.

UNESCO đến nay đã ghi danh 14 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Từ lâu, đền Đông Cuông là địa điểm thu hút đông đảo nhân dân, du khách đến chiêm bái, thực hành các nghi lễ tín ngưỡng.

Xuân Nhâm Dần 2022, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, thực hiện nghiêm chỉ đạo của các cấp, các ngành, đền Đông Cuông không tổ chức rộng rãi lễ hội vào ngày Mão tháng Giêng. Thay vào đó, Ban Quản lý di tích đền chỉ tổ chức làm lễ trong khuôn khổ nhỏ, gọn để duy trì nét đẹp văn hóa, tâm linh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục