Cuộc thi Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam năm 2011:

Hoa trăm miền đọ sắc, so hương

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/6/2011 | 8:10:52 AM

Sau thành công năm 2007, cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần thứ 2 do Ủy ban Dân tộc và Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại quốc tế Ciat phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào tháng 12 năm nay.

Cuộc thi Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam là cơ hội để vẻ đẹp và tài năng người phụ nữ tỏa sáng.
Cuộc thi Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam là cơ hội để vẻ đẹp và tài năng người phụ nữ tỏa sáng.

Đây là cơ hội để nhan sắc, tài năng của phụ nữ các dân tộc Việt Nam hội tụ và tỏa sáng.

Đúng như tên gọi của cuộc thi, đối tượng dự thi phải là nữ công dân các dân tộc Việt Nam (dân tộc Kinh, Hoa, Mường, Tày, Nùng, Mơ Nông, Gia Rai, Êđê, K'Ho, Chăm, Mông, Thái, Dao, Lô Lô, Kh’mer, Khơ mú…), tuổi từ 18 đến 28, hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại các tỉnh, thành phố Việt Nam. Người dự thi phải có trình độ văn hóa tối thiểu là THPT, chưa kết hôn, chưa sinh con, chưa qua giải phẫu thẩm mỹ hoặc chuyển đổi giới tính.

Ở cuộc thi này, BTC không quá đề cao tiêu chuẩn hình thể bởi chỉ cần cao 1,58m trở lên là có thể đăng ký tham gia, nhưng lại rất coi trọng phẩm chất và tài năng. Tài năng không chỉ thể hiện ở màn trình diễn trang phục truyền thống dân tộc, áo dài, dạ hội, áo tắm, ứng xử, mà còn thể hiện ở phần thi chạy bộ, cắm hoa, hát, múa, nấu ăn, thêu, đan, dệt vải, thiền, Yoga, diễn thuyết, làm thơ, võ thuật…

Bà Đoàn Kim Hồng, Giám đốc Công ty Ciat cho biết: Người thắng cuộc ngoài sự duyên dáng, thanh lịch, tài năng và thông minh, còn phải có trái tim vì cộng đồng, nhất là cho trẻ em. Các thí sinh sẽ tham gia hoạt động xã hội, văn hóa với chủ đề "Năm thanh niên - Năm vì trẻ em" tại TP Hồ Chí Minh. Đối với các thí sinh đã đoạt 3 danh hiệu chính trong các cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, người đẹp trước đây, nếu có giấy chứng nhận thì được BTC xem xét để đặc cách vào vòng chung kết.

Đến cuộc thi, những cô gái vùng cao Tây Bắc sẽ mang theo điệu hát Then êm ái. Những thiếu nữ từ làng quê thuần nông phía Bắc sẽ đưa tới cuộc thi những điệu chèo cổ, quan họ, sản phẩm thêu thùa. Những cô gái vùng Đồng bằng sông Cửu Long duyên dáng trong chiếc áo bà ba, nhanh tay làm bánh lá.

Thiếu nữ Tây Nguyên tưng bừng hòa tấu cồng chiêng. Vì thế, ở góc độ nào đó, cuộc thi là nơi để văn hóa ba miền lan tỏa, tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Ngoài ra, việc mỗi thí sinh bắt buộc mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình sẽ góp phần giới thiệu trang phục của 54 dân tộc Việt Nam.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Hoàng Thị Nhung (dân tộc Tày) - Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam lần 1

Ban tổ chức Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam lần 2 năm 2011 cho biết: top 3 thí sinh cuộc thi năm nay là hoa hậu cùng 2 á hậu sẽ được tham gia 5 cuộc thi nhan sắc lớn nhất thế giới trong năm 2012.

Để tổ chức bất kỳ một nghi lễ thờ cúng thì khu vực bàn thờ trong gia đình người Dao luôn treo rất nhiều tranh.

YBĐT - Khác với nhiều tộc người ở vùng miền núi phía Bắc, trong nghi lễ thờ cúng của mình, người Dao luôn sử dụng rất nhiều tranh cúng và trong mỗi nghi lễ như thờ cúng trong ngày tết, lễ Cấp sắc, tết Nhảy lại có những loại tranh riêng.

Chị Thu Hà và chồng (đôi nhảy ngoài) trong buổi sinh hoạt tại CLB Khiêu vũ Nhà thiếu nhi tỉnh.

YBĐT - Với niềm đam mê, mong muốn phong trào khiêu vũ được phát triển tại Yên Bái nên đã tập hợp và hướng dẫn những người cùng sở thích tạo dựng phong trào.

Nghệ sỹ violin Goto Ryu.

Nghệ sỹ violin Goto Ryu, tài năng trẻ người Mỹ gốc Nhật sẽ biểu diễn trong đêm Paganini, diễn ra tối 24-25/6, tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục