Tục đặt lại tên đệm của người Mông

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/5/2012 | 10:03:04 AM

YBĐT - Người Mông là tộc người có số dân đông thuộc nhóm đầu trong số các dân tộc ít người ở tỉnh Yên Bái. Tuy cư trú chủ yếu ở vùng núi cao, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng họ bảo tồn rất tốt vốn văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng của mình. Một trong những nét độc đáo trong kho tàng văn hóa ấy là tục đặt lại tên đệm cho đàn ông.

Được đặt lại tên đệm khẳng định người đàn ông đã có sự ổn định trong cuộc sống gia đình.
Được đặt lại tên đệm khẳng định người đàn ông đã có sự ổn định trong cuộc sống gia đình.

Theo truyền thống của người Mông, đàn ông sinh ra đều có tên đệm phổ biến là A (Giàng A Tu, Giàng A Páo) giống như đệm chữ Văn của một số dân tộc khác. Tuy nhiên, từ khi đến tuổi trưởng thành cho đến lúc trung niên, họ phải làm lễ đổi lại tên đệm để khẳng định mình đã là người đàn ông có sự ổn định cuộc sống gia thất, có vai vế bề trên, được tôn trọng trong cộng đồng. Cách thức làm thủ tục đổi tên cũng khá phức tạp.

Sau khi lấy vợ sinh con, người đàn ông nếu thấy mình cần được đặt lại tên đệm thì chuẩn bị hai vuông vải đỏ có thêu hoa văn đem tặng cho cha mẹ vợ. Hai vuông vải này để khi cha mẹ vợ qua đời sẽ được đắp lên người hoặc phủ lên mặt đồng thời cũng được cha mẹ vợ hiểu đây vừa là sự thể hiện lòng hiếu kính của con gái, con rể nhưng cũng là dịp con rể bày tỏ mong muốn cha mẹ vợ đặt lại tên đệm cho mình. Sau khi nhận hai vuông vải đỏ, cha mẹ vợ phải biếu lại con rể một đùi lợn.

Việc đặt tên lại cho con rể không phụ thuộc vào thời gian nhanh, chậm bởi sau khi nhận hai vuông vải, có người được đặt ngay nhưng cũng có người phải vài năm hoặc cả chục năm, đến khi nào thấy cha mẹ vợ mang đến một vài miếng vải đỏ nho nhỏ cũng thêu hoa văn để cho con rể, con gái khâu vào áo các con của mình với ý nghĩa cầu mong cho chúng luôn khỏe mạnh thì đấy cũng là lúc cha mẹ vợ đã sẵn sàng đặt lại tên đệm cho con rể. Sở dĩ phải chờ đợi lâu là do cha mẹ vợ còn phải xem chàng rể của mình có chịu khó làm ăn, lo toan tốt cho cuộc sống gia đình hay nói một cách khác là đã trở thành một người chững chạc hay chưa.

Nghi thức đặt lại tên đệm khá đơn giản và thường được kết hợp vào ngày tết. Gia đình nhà con rể mổ lợn cúng ma nhà (tổ tiên) và báo cáo đổi tên đệm mới. Bố mẹ vợ sẽ công bố trước mọi người việc đổi tên đệm cho con rể và tên đệm có ý nghĩa gì. Ví dụ, khi chưa đổi tên đệm, nếu con rể có tên Giàng A Hành thì cái tên này không có nhiều ý nghĩa lắm. Đến khi cha mẹ vợ đặt cho tên đệm là Giàng Nỏ Hành thì hai chữ Nỏ Hành lại mang ý nghĩa là "phát triển" hoặc "thành đạt"...

Sau khi được đặt tên, họ hàng và dân bản cùng vui vẻ chúc rượu người mới được đặt lại tên đệm và từ nay sẽ gọi họ với cái tên đầy đủ hơn bằng cả sự kính trọng. Tên đệm cũng khiến bà con trong một bản, trong xã dễ giao tiếp với nhau hơn. Chẳng hạn, trong một bản có rất nhiều người trùng họ, khác họ nhưng cùng đệm cùng tên là A Lử nhưng khi đã đổi tên đệm thì họ sẽ có tên khác nhau như: Nhà Lử, Chờ Lử, Bua Lử, Xông Lử...

Người ở xa đến khi hỏi thăm nhà một ông Lử nào đó chỉ cần nói đặc điểm là ông Lử có con gái lấy chồng bên Hồng Ca hay ông Lử có con làm ở huyện đội thì người trong bản sẽ chỉ đúng đến nhà những ông Lử đã được đổi tên đệm. Bằng không, mọi người sẽ nói rằng: "Ở đây có nhiều người tên là A Lử lắm! Không biết Lử nào đâu!". Và nếu không biết được cụ thể ông Lử mình cần gặp thì có khi tìm cả ngày mới thấy vì trên bản người Mông có những lúc đi từ nhà này đến nhà kia phải mất cả giờ đi bộ.

 Hoàng Nhâm

Các tin khác
Một tiết mục dự thi tại Liên hoan Hợp xướng quốc tế lần 1 ở Hội An.

Ông Thomas Schule - giám đốc điều hành Hiệp hội Interkultur - Cộng hòa Liên bang Đức - vừa thống nhất với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Liên hoan hợp xướng quốc tế lần 3 tại Hội An từ ngày 19 đến 22-6-2013.

Ngày 29/5, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, Cộng hòa Liên bang Đức đã chính thức tài trợ "Dự án bảo tồn phục hồi nội thất công trình Tả Vu-Đại Nội Huế" trong giai đoạn 2012-2013, với tổng nguồn vốn 139.660 euro.

Quyền Linh (trái) trong chương trình.

Đây là một trong những chương trình dành riêng cho cánh mày râu, do Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP.HCM thực hiện, sẽ phát sóng lúc 21 giờ 15 trên VTV9 chủ nhật hằng tuần, từ 3.6.

Cổng phía Nam - cổng lớn và đẹp nhất trong 4 cổng của Thành nhà Hồ, với cửa giữa cao 8m, rộng 5,8m và hai cửa bên cao 7,8m, rộng 5m.

Mở đầu cho chuỗi hoạt động đón Bằng Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức trưng bày triển lãm giới thiệu bộ sưu tập tư liệu, sách báo về Thành Nhà Hồ-Hồ Quý Ly-Triều Hồ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
 
TIN MEDIA
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long chúc mừng cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn 3, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long dự Ngày hội Đại Đoàn kết dân tộc và công bố xã An Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Vũ Linh (Yên Bình)
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Minh Quán (Trấn Yên)
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã An Phú (Lục Yên)
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Quyết Tiến, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam các nhà trường tại xã Xuân Ái, huyện Văn Yên
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Chế Tạo
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Minh Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Thượng Bằng La