Chính thức: Chính phủ gồm 25 thành viên, có 14 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/2/2025 | 5:16:23 PM

Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 25 thành viên, trong đó có Thủ tướng Chính phủ và 7 Phó Thủ tướng Chính phủ.

Một phiên họp Chính phủ thường kỳ
Một phiên họp Chính phủ thường kỳ

Ngày 18/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Theo đó, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 25 thành viên:

- Thủ tướng Chính phủ;

- 7 Phó Thủ tướng Chính phủ;

- 14 Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Môi trường; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo;

- 3 Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ như sau:

1. Bộ Quốc phòng;

2. Bộ Công an;

3. Bộ Ngoại giao;

4. Bộ Nội vụ;

5. Bộ Tư pháp;

6. Bộ Tài chính;

7. Bộ Công Thương;

8. Bộ Nông nghiệp và Môi trường;

9. Bộ Xây dựng;

10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

11. Bộ Khoa học và Công nghệ;

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo;

13. Bộ Y tế;

14. Bộ Dân tộc và Tôn giáo;

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

16. Thanh tra Chính phủ;

17. Văn phòng Chính phủ.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua và thay thế Nghị quyết số 08/2021/QH15 ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 3 năm 2025.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV theo Nghị quyết số 08/2021/QH15 của Quốc hội tiếp tục hoạt động cho đến hết ngày 28 tháng 2 năm 2025.

(Theo VTV)

Các tin khác
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, Thủ tướng Chính phủ được phép quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác với quy định của pháp luật hiện hành...

Lãnh đạo thành phố Yên Bái tặng hoa cho thanh niên lên đường nhập ngũ.

Để tiếp tục xây dựng và phát triển thành phố Yên Bái trở thành trung tâm động lực kinh tế của tỉnh, Đảng bộ thành phố đã xác định chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh (QP-AN).

Thực hiện Quy chế dân chủ gắn với cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiết kiệm được thời gian, chi phí. Trong ảnh: Người dân xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu giải quyết thủ tục hành chính tại trụ sở UBND xã.

Những năm gần đây, tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở. Việc triển khai hiệu quả QCDC không chỉ tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trong sáng 18/2, Quốc hội họp riêng về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, việc tổ chức các cơ quan Quốc hội...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục