“Đây miền ban trắng” - nét phác thảo kỷ niệm một thời và đồng vọng mai xa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/10/2012 | 9:42:31 AM

YBĐT - Câu lạc bộ thơ Việt Nam tỉnh Yên Bái vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Đây miền Ban trắng” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2012). Tập thơ gồm trên một trăm bài thơ và trường ca (trích) của 53 tác giả là hội viên Câu lạc bộ Thơ Việt Nam tỉnh Yên Bái.

Ảnh: Thanh Ba
Ảnh: Thanh Ba

Tuy mới thành lập song Câu lạc bộ đã có ấn phẩm nghệ thuật, khẳng định chất lượng sáng tác. Thơ Câu lạc bộ thiên về tính chất phong trào, tạo sự  động viên tinh thần đối với hội viên, gắn liền với hoạt động  mang tính đặc thù trong đời sống văn hóa cơ sở.

Đề tài tập trung phản ánh trong tập thơ là những kỷ niệm “một thời để nhớ” về quê hương Yên Bái - miền quê mang sắc dáng, âm hưởng  riêng của miền Tây Bắc Tổ quốc: “Núi rừng Tây Bắc giữa mùa ban/ Còn đó non ngàn giữa Điện Biên/ Một thời kháng chiến rền bom đạn/ Âm vang ngày mới những cung đàn” (Âm vang Điện Biên - Nguyễn Văn Phẩm).

Cảm hứng sử thi với nhiều cung bậc của cây đàn muôn điệu mà “Đây miền Ban trắng” thể hiện là cảm hứng chủ đạo, cũng bởi phần lớn các tác giả một thời là bộ đội Cụ Hồ, anh lính tình nguyện; trở về với đời thường là “nhà giáo chiến sỹ”, người chiến sỹ áo xanh trên các nông trường, lâm trường miền Tây.

Khúc tráng ca “Lên đường” của nhà giáo chiến sỹ - người lính tình nguyện Thanh Phương như hòa cùng giai điệu hào hùng với các tác giả khác một thời trong quân ngũ như tác giả Lê Ngân, Nguyễn Thái Dậu, Lương Văn Duy, Đăng Lộc, Nguyễn Quang Sơn, Mai Long, Nguyễn Sỹ Đào, Trịnh Thoại, Nguyễn Văn Tuy, Nguyễn Tiến Dũng... “Ta đi/ Xanh xanh/ Cành lá ngụy trang/ Ba lô ngọn súng/ Nhịp chân hành khúc/ Lên đường… (Trường ca “Dấu chân tình nguyện” - Thanh Phương).

Chia ly, chia xa để “lên đường”- thơ Đây miền Ban trắng viết giản dị, cảm động bởi tác giả là “người trong cuộc”: “Con đi đánh giặc xa nhà/ Vẫn bên dáng mẹ vườn cà bãi dâu” (Lòng mẹ - Nguyễn Thái Dậu), “Vẫn ngày đằng đẵng xa quê/ Nhớ đêm thao thức con đê quê mình” (Vũ Tiến Hỗ), “Phép nghỉ một tuần buổi tiễn chân/ Mẹ cho cơm ống dặn ân cần” (Đinh Hội). Vẻ đẹp của chiến tích lịch sử miền Tây là sự hồi sinh, là nền tảng tạo nên sự bền vững của cuộc sống mới hôm nay - là “Thung lũng xuân” của thời đại mới:

Đây nhà lao Pú Trạng
Thấp thoáng bóng danh nhân
Theo em về lối nhỏ
Hoa đào nở trước sân
(Thung lũng xuân - Hữu Kách)

Thơ  “Đây miền Ban trắng” điểm thêm vẻ đẹp “tượng đài” về những người mẹ, người chị… trên quê hương Tây Bắc cũng như đất nước: “Cô dân công hỏa tuyến/ Bờ vai ướt sương đêm/ Hẹn hò anh chiến sỹ/ Gặp lại ở tiền phương” (Âu Lâu bến cũ - Phan Duy Mai), “Một vầng trăng chia đôi/ Nửa soi nơi trận mạc/ Vẫn chia lửa chiến trường” (Vầng trăng khuyết- Nguyễn Thị Như Cung). “Bao năm trông đợi mỏi mòn/ Các con gửi Mẹ nước non máu hồng” (Viết về Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ -  Vũ Thanh Nhã).

Tiếng vọng của non sông ở: “Người dẫu hy sinh ngôn bất tử/ Mưu chước chưa thành, đạt chí nhân” (Anh hùng Nguyễn  Thái học - Nghi Dung); ở  “Dấu ấn thời gian”: “Tạc bia Văn Miếu lưu kim cổ/ Trả kiếm hồ Gươm, tháp Bảo hoàn” (Vũ Linh), là “Về Hiền Lương là con trở về quê/ Về cội nguồn tổ tiên Cha Mẹ” (Kông Tâm)

Đồng vọng của tiếng lòng là nỗi niềm về quê hương Tây Bắc - nỗi niềm “Thao thức một miền quê”:

Đêm bồng bềnh mái tóc mây
Chỉ có vầng trăng xưa còn trẻ mãi
Vẫn cùng tôi nhớ một thời xa ngái
Ôi cội nguồn! Thao thức một miền quê.
                    (Lê Ngân)

Chỉ “Một góc miền Tây”, gợi một thời “Ruộng bậc thang”, lại chạnh nhớ “Mái tranh quê nghèo”, “Con đường Khau Phạ cheo leo/ Mưa quăng thác đổ lưng đèo bản Mông” (Lê Nhận); vẫn vọng về “Tiếng chimkhắc phục” gọi hoài/ Đem xuân đi để miệt mài bấy lâu” (Trương Ngọc Liên). Mới chỉ: “Nhắc tên Nghĩa Lộ Mường Lò/ Là quê em đó vẫn chờ mong anh”, để cùng “Cầu Thia soi bóng dòng xanh/ Mênh mông Tây Bắc “Nhất Thanh nhì Lò”/ Đến thăm vườn quả Bác Hồ/ Nhà sàn thấp thoáng điểm tô gió ngàn…” (Đặng Thị Hồng Thắm). Cái nên thơ, hùng vĩ hiện hữu trong tâm tưởng: “Sương đẫm ngọn cỏ bông/ Uốn cong theo nỗi nhớ/ Trăng xa mờ xứ sở/ Hoàng Liên xa mờ xa…” (Vũ Hồng Thủy)…

“Đây miền Ban trắng” còn mở ra cung bậc của giai điệu quê hương “sơn thủy hữu tình”: “Núi mây, mây núi cảnh thần tiên/ Soi mình gương bạc giữa thanh thiên” (Cao Đăng Mẫn). Thần tiên hơn khi sự thăng hoa lại hóa hồn vào thiên cảnh: “Xuôi ngược thuyền giăng chiều khách lạ/ Trời quang mây sóng ánh trăng reo” (Thác Bà quê em - Phạm Sỹ Quang).

Vẻ đẹp hữu tình của miền Tây dan díu đến xiêu lòng: “Gặp giàn phong lan níu chúng mình ở lại” (Vũ Xuân Ước). Còn “Núi mẹ cõng núi con” mà giờ đây bạn tình cũ, người thương xưa ở phương trời nào.

Chút “Ngẩn ngơ phố núi” (Đăng Lộc) cũng thật tình tứ, gõ vào đồng vọng con tim! Đó cũng là “Khát vọng trồng người vun bón màu xanh” “Nơi mây đèo/ Sương trắng Hoàng Liên Sơn” (Tự khúc chiều - Trịnh Thoại) cùng với mảng đề tài về nhà giáo, nhà trường mà thơ “Đây miền Ban trắng” dành nhiều bài của nhiều tác giả là nhà giáo viết thành công như các nhà giáo Nguyễn Văn Chiêu, Nguyễn Thái Dậu, Hán Trung Châu, Phạm Sỹ Quang, Lê Ngân, Đinh Hội, Trần Phan Đông, Hữu Kách, Quang Bách, Cù Huy Củng, Trịnh Minh Họa, Lê Văn Lộc, Hoàng Trung Tuyến, Nguyễn Quang Sơn, Phùng Thị Mão, Cao Đăng Mẫn, Vũ Hồng Thủy, Hoàng Trí Thức, Dương Quế Phượng, Phạm Thị Minh Phát, Nguyễn Thị Nguyệt... nỗi niềm, tiếng lòng với quê hương miền Tây còn được cộng hưởng bởi các cung bậc thơ của hội viên là tác giả thơ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh, Câu lạc bộ thơ Người cao tuổi, Câu lạc bộ thơ Nhà giáo, UNESCO thơ Đường Việt Nam, Câu lạc bộ thơ Hương Chè Văn chấn…

Đây miền Ban trắng” có tới trên 40 bài thơ viết theo thể lục bát truyền thống, trên 30 bài viết theo thể thơ cách luật khác như: song thất lục bát, thất ngôn, lục ngôn, ngũ  ngôn... được sử dụng khá thành công ở nhiều tác giả. Tiếp nối “Dáng đỏ miền Tây”, tập thơ “Đây miền Ban trắng” đánh dấu chặng đường 5 năm hoạt động của Câu lạc bộ Thơ Việt Nam tỉnh Yên Bái, trân trọng ra mắt bạn đọc chào đón kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Nghĩa Lộ - niềm tự hào với nguồn cảm hứng cho miền thi ca vì truyền thống quê hương yêu quý miền Tây” như lời giới thiệu tập sách. Đây cũng là tín hiệu vui về thơ phong trào của tỉnh Yên Bái hôm nay và trong thời gian tới.

Lê Văn

Các tin khác
Tiết mục của Cụm thi đua số 5 giành giải Nhất thể loại tốp ca .

Thiết thực hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn viên chức tỉnh phát động và chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 18/5, tại rạp Hồng Hà, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ)” năm 2024.

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục