Đề nghị công nhận Lễ cấp sắc người Dao là di sản văn hóa
- Cập nhật: Thứ hai, 25/3/2013 | 1:46:34 PM
Tỉnh Tuyên Quang đang lập hồ sơ đề nghị công nhận Lễ cấp sắc và hát Páo dung của dân tộc Dao là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tái hiện Lễ cấp sắc của người Dao (Tuyên Quang) tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam .
|
Ông Nguyễn Việt Thanh, Giám đốc Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết: Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của Lễ cấp sắc và hát Páo dung của dân tộc Dao, tỉnh đang lập hồ sơ để trình Bộ Văn hoá -Thể thao & Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ cấp sắc là một trong những nét văn hoá truyền thống đặc sắc nhất của người Dao. Lễ cấp sắc chỉ được tổ chức cho nam giới, với ý nghĩa là chuyển từ giai đoạn trẻ con lên người đàn ông trưởng thành.
Lễ cấp sắc của người Dao thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm. Lễ cấp sắc có rất nhiều nghi lễ như: lễ đội đèn, lễ giữ cây đèn, lễ hạ đèn, lễ giao binh, lễ trình Ngọc Hoàng, lễ cấp bản sắc, lễ tạ ơn ma tổ tiên…
Lời cúng trong lễ cấp sắc có giá trị lịch sử rất lớn giúp mọi người biết nguồn gốc xuất xứ của dân tộc mình, ghi nhớ công lao to lớn của tổ tiên, từ đó răn dạy mọi người phải hướng thiện, tôn trọng người thầy, biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ...
Những lời giáo huấn này được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng giám của thần linh, trời đất, tổ tiên và trước cả cộng đồng dòng tộc nên có tác dụng rất lớn. Trong lễ cấp sắc còn có rất nhiều điệu múa, tranh vẽ, hình cắt giấy trang trí...thể hiện trình độ thẩm mỹ cao.
Hát Páo dung là hát dân ca của dân tộc Dao, tuy nhiên, từng nhóm người Dao khác nhau thì điệu Páo dung cũng có sự khác nhau trong biểu diễn. Hát Páo dung có nhiều thể loại như hát giao duyên, hát răn dạy, hát uống rượu, hát tiễn đưa.
Tuy nhiên, đặc sắc nhất vẫn là hát giao duyên, tỏ tình của các chàng trai, cô gái khi tìm hiểu nhau. Khi hát thì phần lớn lời hát thường được ứng khẩu tại chỗ.
Trong hát giao duyên còn có thể loại hát đối đáp giữa nam và nữ đã có vợ, có chồng để thưởng thức tài nghệ của nhau nên nội dung hát tập trung ca ngợi sản xuất, ca ngợi thiên nhiên, hỏi thăm sức khoẻ, công việc đồng áng.
Ngoài ra, khi có cuộc vui gia đình, bạn bè, dòng họ thì người Dao thường hát và uống rượu. Nội dung bài hát phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể và phù hợp với tiệc rượu.
(Theo VOV)
Các tin khác
Quảng trường Hiệp định Paris và cột Biểu tượng vì hòa bình nhằm tôn vinh ý chí đấu tranh bền bỉ vì hòa bình của dân tộc Việt Nam vừa được khánh thành tại thành phố Choisy-Le-Roi, ngoại ô Paris của nước Pháp.
YBĐT - Vừa qua xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái) vinh dự đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh danh thắng Nặm Tốc Tát.
YBĐT - Hội chọi trâu ở Lục Yên mới được khôi phục qua 4 mùa giải nhưng đến nay có thể khẳng định lễ hội này ngày càng thành công. Trước hết, về mục tiêu khôi phục lễ hội truyền thống và phát triển du lịch thì hội chọi trâu ở đây đã trở thành địa chỉ thu hút số trâu về dự giải từ nhiều địa phương trong, ngoài tỉnh mỗi năm một nhiều lên.
Với sự tự tin cùng khả năng làm chủ sân khấu tốt, thí sinh Cao Hà Đức Anh, 10 tuổi, trình diễn ca khúc "Đám cưới chuột" đầy sôi động. Cậu bé này đã làm nóng đêm bán kết 6 chương trình "Tìm kiếm Tài năng Việt - Vietnam's got talent", trực tiếp lúc 20 giờ ngày 24-3 trên VTV3.