"Ma làng" phần 2 sắp ra mắt khán giả

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/5/2013 | 2:21:15 PM

Hơn 5 năm sau phim truyền hình Ma làng, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần thực hiện phần tiếp theo của bộ phim. Phim với tên Làng ma – 10 năm sau do Công ty Tvplus phối hợp với VTV sản xuất , sắp hoàn tất phần ghi hình, dài 30 tập dự kiến sẽ ra mắt khán giả trong năm nay.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần trên trường quay.
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần trên trường quay.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần xuất thân là một người làm điện ảnh, từng có những tác phẩm mang nhiều chất thơ như Em còn nhớ hay em đã quên, Giọt lệ Hạ Long, Bản tình ca trong đêm… thế nhưng hơn 10 năm nay, tên ông trở nên quen thuộc với khán giả màn ảnh nhỏ qua những phim truyền hình chính luận đề tài nông thôn như Đất và người, Ma làng, Gió làng Kình… Những tác phẩm tạo được chú ý rộng rãi trong dư luận và tạo nên một thương hiệu “ông Phần nông thôn” giữa vô số phim truyền hình ngày càng nở rộ.

Mới đây, ông vừa có buổi gặp gỡ báo chí chia sẻ về dự án mới nhất của mình - bộ phim Làng ma – 10 năm sau, được coi là sự tiếp nối với câu chuyện trong Ma làng, ra mắt năm 2007.

Nếu Ma làng là những chuyển đổi mới ở nông thôn giai đoạn mới xoá bỏ bao cấp được khép lại với cái chết của ông Tòng (chủ tịch) thì Làng ma – 10 năm sau lại mở đầu bằng sự xuất hiện của cái “bóng ma ông Tòng” ở nghĩa trang đầu làng vào một đêm trăng xuông.

… Cả làng Bâm Dương bỗng náo loạn vì tiếng kêu hốt hoảng của một lão nông “Ma! Ma! Ma ông Tòng…”. Bóng ma ấy là anh cu Ất – con trai ông Tòng bỏ làng đi đã 10 năm, nay trở về làng cũ giữa đêm khuya đã tạt vào mộ bố thắp hương trước khi về nhà. Và anh cu Ất đã trở thành nhân vật trung tâm của Làng ma – 10 năm sau: Làng Bâm Dương trong giai đoạn hiện tại.

Ảnh minh họa

Kim Oanh tiếp tục với vai cô Ló


Phim phản ánh diện mạo xã hội nông thôn thời hiện đại, với cả các mặt tích cực và tiêu cực. Hiện thực một vùng nông thôn Việt Nam điển hình những năm đầu thế kỷ 21, với những vấn đề xã hội ngổn ngang, sống động được tác giả chú tâm khai thác. Từ việc đấu tranh giữa 2 xu hướng hoặc phát triển nông thôn bằng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, bảo vệ đất trồng trọt hoặc giải toả đất nông nghiệp, phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch… Từ việc thay đổi bộ mặt xã hội trong công cuộc đô thị hoá tới những vấn đề văn hoá làng xã, từ việc sử dụng lao động nông thôn tới những quan hệ chính quyền – doanh nghiệp…

30 tập kịch bản phim được nhận xét là xây dựng một làng Bâm Dương vừa khôn ngoan năng động trong những lĩnh vực làm ăn truyền thống, vừa ngây thơ dại dột khi đối mặt với những thao tác của kinh tế thị trường.

Ảnh minh họa

NSƯT Trung Hiếu thay cố NSƯT Hồng Sơn vào vai ông Dỏ


Những người nông dân đã tập hợp nhau thành lập công ty cổ phần dịch vụ sản xuất thương mại góp bằng vốn đất đai, ao hồ, để phát triển sản xuất tìm cách làm giầu theo hướng khai thác tối đa hiệu quả của đất (trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao), khai thác tối đa hiệu quả của mặt nước (nuôi cá lồng), phát triển các nghề phụ, các dịch vụ thương nghiệp và đang có kế hoạch cơ giới hoá, cơ khí hoá một số hoạt động sản xuất…

Trong khi những người nông dân đang chí thú làm ăn theo hướng đổi mới “lành mạnh” như thế thì cơn lốc buôn bán đất ào đến. Dưới danh nghĩa các dự án kinh tế có giá trị cao, sức ép từ tỉnh, huyện, xã đè lên người nông dân buộc họ phải chấp nhận giao đất, nhận đền bù để giải phóng mặt bằng. Từ đây xuất hiện đủ các mánh khoé, thủ đoạn gây xáo trộn dữ dội quanh chuyện đất đai ở các làng quê bình dị…

Ảnh minh họa

NSƯT Trần Hạnh cũng tham gia một vai nhỏ trong phim


Phim do đạo diễn Nguyễn Hữu Phần viết kịch bản và đạo diễn chính. Phim do nhà quay phim Phạm Quang Minh (quay phim Bi, đừng sợ) làm tay máy chính, cùng với quay phim Nguyễn Trọng Phan.

Nhạc sỹ Ngô Hồng Quang - người từng gây ấn tượng mạnh với ca khúc Đêm cuối cùng của mùa đông – ca khúc trong Ma làng sẽ tiếp tục viết nhạc cho phần phim này.

Dàn diễn viên về cơ bản là giữ những gương mặt cũ từ phần 1, như Ất (Kiên Cường), Tâm (Anh Tuấn), Ló (Kim Oanh), Hò (NSƯT Bạch Diện).. bên cạnh đó bổ sung nhiều diễn viên trẻ là thế hệ tiếp theo của làng Bâm Dương. Do NSƯT Hồng Sơn - người thủ vai ông Dỏ ở phần 1 - đã mất, vai diễn này được thay thế bởi NSƯT Trung Hiếu.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cho biết, phim sắp đóng máy sau 2,5 tháng ghi hình, sau đó sẽ làm hậu kỳ trong khoảng hơn 2 tháng. Phim do công ty Tvplus đầu tư sản xuất, với sự hợp tác với VTV và dự kiến sẽ phát sóng trong năm nay.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Phim dự kiến ra rạp từ 17-5.

Phim "Vầng trăng thơ ấu" kể về thời thơ ấu của Bác Hồ được đạo diễn Hồ Ngọc Xum thực hiện, Công ty cổ phần phim Giải phóng sản xuất, dự kiến ra rạp từ ngày 17-5.

Thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” vào ngày 4 - 5/5/2024.

Dự kiến trong 2 ngày 4 – 5/5, thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN

“Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

16 tiết mục văn nghệ tham gia trong chương trình văn nghệ “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng

Tối 30/4, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái đã diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục