Ukraine từ chối đàm phán, quân đội Nga được lệnh tiếp tục tấn công trên mọi hướng

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/2/2022 | 7:40:45 AM

Nga tấn công Ukraine tính đến ngày thứ 4 đã giành được nhiều kết quả quan trọng, áp sát Thủ đô Kiev và chiếm được một số thành phố ở phía Nam. Sau khi Kiev từ chối đàm phán, tất cả các đơn vị quân sự của Nga đã được lệnh tiếp tục tấn công trên mọi hướng theo kế hoạch tác chiến.

Không chấp thuận đàm phán

Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề nghị với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng hai nước cần ngồi xuống bàn đàm phán, Nga đã tạm thời đình chiến vào tối 25-2. Điện Kremlin cho biết, ông Putin sẵn sàng cử một phái đoàn tới Minsk (Belarus) để hội đàm với phái đoàn Ukraine, còn phía Kiev sau đó đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán ở Warsaw (Ba Lan) và sau đó ngừng trả lời, tức là không chấp thuận đàm phán.

Điện Kremlin và Bộ Quốc phòng Nga chiều 26-2 cho biết, Tổng thống Vladimir Putin hôm 25-2 ra lệnh cho quân đội đình chỉ hoạt động ở Ukraine, khi ông đang mong đợi cuộc đàm phán với ông Zelensky sẽ diễn ra, nhưng Kiev đã từ chối đàm phán nên tất cả các đơn vị quân sự của Nga đã được lệnh tiếp tục tấn công trên mọi hướng theo kế hoạch tác chiến.

Theo một bài đăng trên trang Facebook của quân đội Ukraine chiều 26-2, hơn 3.500 binh sĩ Nga tham gia "cuộc xâm lược” đã thiệt mạng và gần 200 người bị bắt làm tù binh. Quân đội Ukraine cũng đã tiêu diệt 14 máy bay chiến đấu, 8 máy bay trực thăng và 102 xe tăng cho đến ngày 26-2. Tối 26-2, Bộ quốc phòng Ukraine viết trong một bài đăng trên Facebook rằng, các chiến đấu cơ Su-27 của Ukraine đã phát hiện và bắn hạ một máy bay vận tải hạng nặng Il-76 đưa lính dù đổ xuống khu vực Kiev vào khoảng 0h23 (giờ địa phương, tức rạng sáng 26-2, theo giờ Việt Nam). Theo các thông tin của hãng sản xuất, phi cơ này có thể chở được 167 lính dù, và tổ bay gồm 6 tới 7 người nữa.


Nga tấn công Ukraine từ ngày 23-2 và đã áp sát Thủ đô Kiev

DPR và LPR đánh lấn, chiếm các vùng Kiev kiểm soát

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố những thiệt hại nặng nề về phía Ukraine. Theo Thiếu tướng Igor Konashenkov - đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga thông báo với các phóng viên, tính đến ngày chiến đấu thứ 4 (kể từ hôm 23-2), lực lượng quân đội Nga đã phá tan 821 chủ thể cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine; trong đó có 14 sân bay quân sự, 19 trung tâm chỉ huy, kiểm soát và đầu mối thông tin liên lạc, 24 hệ thống tên lửa phòng không S-300 và "Osa”, 48 trạm radar. Bên cạnh đó, quân Nga đã chiếm được hàng loạt cứ điểm ngoại vi Thủ đô Kiev, kiểm soát hoàn toàn thành phố Melitopol thuộc tỉnh Zaporizhia ở Đông Nam Ukraine và thành phố Kherson (tỉnh Kherson) ở phía Bắc bán đảo Crimea, trong khi đang tấn công mạnh vào Mariupol (Donetsk) và thành phố Mykolaiv (tỉnh Mykolaiv).

Ông Igor Konashenkov cho biết thêm, tính đến ngày 26-2, các lực lượng quân sự của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng (LPR) cũng đã đánh mạnh sang phía Tây, chiếm một vùng rộng lớn thuộc khu vực do chính quyền Kiev kiểm soát.

Cụ thể, trong chiến dịch đặc biệt bắt đầu ngày 24-2, nhóm quân của LPR đã tiến sâu 30km và làm chủ các khu dân cư Bakhmutovka và Grechishkino. Trong khi đó, các nhóm quân của DPR tấn công theo hướng Novomayskoye và đã tiến thêm 6km (các hướng tấn công khác ở vùng Donetsk do quân Nga đảm nhận nên không tính vào đây). Tuy nhiên giới truyền thông không thể xác minh độc lập tính chính xác của bất kỳ tuyên bố nào của Nga và Ukraine, trong khi Nga cho đến nay vẫn chưa thừa nhận bất kỳ thương vong nào.

ASEAN kêu gọi đối thoại giải quyết khủng hoảng Ukraine

Ngoại trưởng 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã kêu gọi tiến hành đối thoại giữa các bên liên quan trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trong một tuyên bố ngày 27-2, Ngoại trưởng các nước ASEAN nhấn mạnh: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện sự kiềm chế tối đa và nỗ lực hết sức theo đuổi đối thoại thông qua tất cả các kênh, bao gồm cả các biện pháp ngoại giao, để kiềm chế tình hình. Chúng tôi tin rằng vẫn còn nhiều khả năng cho một cuộc đối thoại hòa bình để ngăn tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát”. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh sức nóng ở Ukraine ngày càng tăng nhiệt kể từ sau khi Nga công nhận độc lập của Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa nhân dân Luhansk tự xưng (LPR), đồng thời mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở vùng Donbass thuộc miền Đông Ukraine. Nhiều nước đã công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào các thực thể và cá nhân của Nga, đồng thời loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu (SWIFT). Trong khi đó, Nga cũng có những động thái đáp trả.

* Xung đột Nga-Ukraine: Hàng loạt quốc gia tiếp tục "đổ" vũ khí sang Ukraine

Ngày 27/2, nhiều quốc gia thông báo sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc tấn công của Nga vào các cơ sở quân sự của quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ đã bước sang ngày thứ 5.


Binh sĩ Ukraine sẽ tiếp tục nhận viện trợ vũ khí từ nhiều nước châu Âu. 

Đài phát thanh quốc tế Prague dẫn lời Thủ tướng CH. Czech Petr Fiala sau phiên họp bất thường của chính phủ cho biết, nước này sẽ gửi thêm vũ khí và thiết bị quân sự tới Ukraine.

Thủ tướng Fiala cho hay, ông đã nhận được đề nghị của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc cung cấp các hệ thống thiết bị quân sự cụ thể, mà Czech có thể đáp ứng ngay. Tổng giá trị của số thiết bị quân sự này là 400 triệu Korun (khoảng 20 triệu USD).

Trước đó, hôm 26/2, Czech đã viện trợ cho Ukraine súng máy, súng tiểu liên, súng bắn tỉa, súng lục và đạn dược với tổng trị giá 188 triệu Korun (trên 9 triệu USD).

Ông Fiala nhấn mạnh, tình hình tại Ukraine cho thấy tầm quan trọng của việc tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP mà Czech đã cam kết đáp ứng vào năm 2025. Theo ông, việc cô lập Nga sẽ gây thiệt hại kinh tế cho châu Âu, nhưng lục địa này phải sẵn sàng chuẩn bị cho an ninh của mình trong tương lai.

Tương tự, Thụy Điển tuyên bố sẽ phá vỡ quy tắc truyền thống của nước này về việc không cung cấp vũ khí cho các quốc gia đang có xung đột để chuyển giao các thiết bị quân sự, bao gồm súng chống tăng, cho Ukraine.

Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết, quyết định viện trợ 135.000 khẩu phần ăn dã chiến, 5.000 mũ sắt quân sự, 5.000 áo giáp và 5.000 súng chống tăng dùng một lần cho Ukraine là lần đầu tiên Stockholm cung cấp vũ khí cho một quốc gia thuộc khu vực xung đột vũ trang kể từ khi Liên Xô xâm lược Phần Lan năm 1939.

Cùng ngày, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen thông báo quốc gia Bắc Âu sẽ cung cấp 2.700 vũ khí chống tăng cho Ukraine.

Trong khi đó, tối 27/2, Tổng thống Volodymyr Zelensky thông báo, Ukraine sẽ nhận được 3.000 súng máy và 200 súng phóng lựu chống tăng từ Bỉ.

Ukraine đã kêu gọi các đồng minh phương Tây cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính để Kiev đẩy lùi cuộc xâm lược quy mô lớn của Nga.

(Theo ANTĐ - Báo quốc tế)

Các tin khác
(Ảnh minh họa)

Ngày 28/2, Triều Tiên thông báo nước này đã tiến hành một “cuộc thử nghiệm quan trọng” phục vụ mục đích phát triển một “vệ tinh trinh sát.”

Người dân chờ người thân đến từ Ukraine tại cửa khẩu Medyka, ở Medyka, Ba Lan, ngày 26/2/2022.

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã khiến dòng người di cư từ nước này đến các quốc gia láng giềng ngày càng tăng.

Lực lượng cứu hộ đưa người dân đi sơ tán. (Nguồn: BERNAMA)

Số liệu thống kê cho thấy có 11.931 người bị mất nhà cửa phải trú tại các trung tâm sơ tán tại các bang Kelantan và Terengganu ở miền Bắc nước này.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra hệ thống vũ khí mới. Ảnh - KCNA

Ngày 27/2, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng một vật thể chưa xác định ra vùng biển phía Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục