Lương Thịnh sản xuất gỗ rừng trồng theo hướng bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/10/2024 | 9:51:01 AM

YênBái - Từng là địa phương dẫn đầu huyện Trấn Yên về cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, sau một thời gian trầm lắng, đến nay, xã Lương Thịnh đã có nhiều cơ sở sản xuất gỗ đầu tư thêm máy móc, liên kết, tiêu thụ sản phẩm, hướng sản xuất bền vững.

Cơ sở sản xuất gỗ ván bóc của anh Phạm Văn Hồng, thôn Phương Đạo 1 xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên.
Cơ sở sản xuất gỗ ván bóc của anh Phạm Văn Hồng, thôn Phương Đạo 1 xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên.

Sản xuất gỗ ván ép từ nhiều năm, gia đình anh Phạm Văn Hồng ở thôn Phương Đạo 1, xã Lương Thịnh đã chứng kiến nhiều thời điểm giá cả lên, xuống của sản phẩm ván ép, sự ảm đảm của sản phẩm diễn ra thời gian dài kéo theo nhiều cơ sở phải dừng sản xuất và rơi vào cảnh nợ nần. Năm nay thị trường sôi động hơn, nhân dân vừa thu hoạch quế, nguồn nguyên liệu cho sản xuất dồi dào, giá ván, vì vậy gia đình anh Hồng tiếp tục sản xuất.

Anh Phạm Văn Hồng chia sẻ: "Do nguồn gỗ quế dồi dào, thêm vào đó giá ván bóc tăng, thời tiết thuận lợi nên gia đình tôi thuê thêm nhân công tập trung sản xuất, bình quân mỗi ngày sản xuất được trên 10m3 ván”.

Cùng với gia đình anh Hồng, từ cuối năm 2023, anh Nguyễn Văn Thế ở thôn Lương Thiện đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng cơ sở sản xuất gỗ ván bóc. Qua kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, anh Thế cũng biết đa số cơ sở chỉ chú trọng tới quy cách ván mà chưa quan tâm nhiều tới chất lượng, nên giá thành thấp. Sản phẩm tốt phải đảm bảo từ yếu tố nguyên liệu gỗ, máy móc, quy cách độ dày của ván, ván không bị mốc và nhân tố con người. 

Anh Thế cho biết: "Giá ván bóc vài năm qua luôn ở mức thấp nhưng sản phẩm chất lượng cao thì giá thành vẫn đảm bảo. Gia đình tôi đã đầu tư mua máy móc hiện đại, tập huấn nghề cho lao động và thu mua nguyên liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm đảm bảo chất lượng. Do đó, sản phẩm xưởng làm ra đến đâu được bán hết đến đó”.

Lương Thịnh là địa phương có diện tích đồi, núi nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển trồng rừng. Theo thống kê, toàn xã có trên 90% số hộ có đất rừng trồng, hàng năm xã trồng thay thế trên 300ha rừng, với tổng diện tích rừng toàn xã là gần 5.400ha. Chính điều này đã khuyến khích nghề chế biến gỗ rừng trồng của xã phát triển mạnh lên tới 70 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, chủ yếu là cơ sở bóc ván, gỗ ghép thanh.

Cũng chính sự phát triển ồ ạt, không có quy hoạch, cùng với nhu cầu các thị trường nhập khẩu gỗ giảm mạnh trong năm 2022 dẫn đến chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ bị đứt gãy, tác động trực tiếp đến các cơ sở chế biến gỗ và các hộ dân trồng rừng. Trong năm 2022 đã có 40 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng của xã đã phải tạm dừng sản xuất.

Quyết tâm bám nghề, từ cuối năm 2023, nhiều cơ sở đã chủ động đầu tư, nâng cấp thiết bị, thay đổi công nghệ bóc, tạo ra các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đơn cử như đối với gỗ quế, sản xuất ván bóc nên giá trị kinh tế thấp, lãng phí nguồn nguyên liệu, các cơ sở đã đầu tư, nâng cấp dây chuyền sản xuất để tận dụng nguồn nguyên liệu này trong sản xuất các sản phẩm đồ mộc dân dụng, ván dán, ván ghép thanh… Từ đầu năm đến nay, 34 cơ sở đã sản xuất và cung cấp hàng nghìn m3 ván bóc, ván dán và ván ghép thanh ra thị trường, đem lại thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương.

Để đảm bảo cho các cơ sở sản xuất ổn định, ông Hà Ngọc Tâm - Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh cho biết: "Xã Lương Thịnh đã triển khai nhiều giải pháp, như: tạo điều kiện về thủ tục hồ sơ, đất xây dựng nhà xưởng, nhân công, miễn, giãn thuế. Đặc biệt, xã tạo mọi điều kiện để thúc đẩy liên kết từ trồng rừng, sơ chế, sản xuất đến thành phẩm. Ngoài ra, địa phương cũng đảm bảo quy hoạch vùng trồng rừng, chế biến gỗ, đồng thời tuyên truyền, vận động các chủ sản xuất đầu tư máy móc, con người để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường… Có như vậy các sản phẩm từ gỗ rừng trồng mới phát triển bền vững”.

Cùng với đó, xã cũng kiến nghị với huyện, tỉnh có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tập huấn cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn về phát triển kinh tế tuần hoàn trong lâm nghiệp đặc biệt đối với tận dụng các phụ phẩm trong chế biến lâm sản để phát huy hết giá trị gia tăng của rừng và bảo vệ môi trường và triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm hướng sản xuất gỗ rừng trồng bền vững.

Minh Huyền

Tags Lương Thịnh Trấn Yên gỗ rừng trồng sản xuất gỗ

Các tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung tại cuộc gặp, ngày 14/10.

Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) dự kiến đầu tư thêm 4 tỷ USD, nâng tổng số vốn rót vào Việt Nam lên gấp đôi.

Sáng nay (15/10), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng lên đỉnh mới tiến sát mốc 84 triệu đồng/lượng còn vàng miếng tăng nửa triệu đồng/lượng lên 85 triệu đồng/lượng.

Sau rất nhiều nỗ lực, xưởng sản xuất cột điện của Công ty cổ phần Hồng Nam đã hoạt động trở lại.

Chứng kiến các doanh nghiệp chịu thiệt hại bởi thiên tai, chúng ta không khỏi xót xa, bởi hệ thống máy móc, dây chuyền, nhà xưởng, nguyên liệu và cả sản phẩm bị ngập sâu trong nước, chìm trong bùn đất; chưa kể vùng nguyên liệu bị thiệt hại, các nguyên liệu mới nhập về cũng như nhiều hàng hóa bị hỏng không thể tái sử dụng.

Xã Đại Phác, huyện Văn Yên tổ chức các buổi giúp đỡ, động viên nhân dân trồng ngô đông sau bão lũ.

Cơn bão số 3 đã trôi qua được 1 tháng. Huyện Văn Yên đã và đang huy động tổng lực, sức người, sức của để khắc phục hậu quả mưa bão, từng bước lấy lại sức sống, diện mạo vốn có.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục