Gruzia xin gia nhập Liên minh châu Âu

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/3/2022 | 9:59:07 AM

Sau khi Ukraine thông báo muốn sớm có được thủ tục đặc biệt để làm thành viên của Liên minh châu Âu (EU), đến lượt Gruzia cũng nói sẽ "lập tức nộp đơn xin vào EU".

Ông Irakli Kobakhidze - chủ tịch Đảng Giấc mơ Gruzia cầm quyền tại Gruzia - trong một cuộc họp báo ở thủ đô Tbilisi cuối tháng 3-2021
Ông Irakli Kobakhidze - chủ tịch Đảng Giấc mơ Gruzia cầm quyền tại Gruzia - trong một cuộc họp báo ở thủ đô Tbilisi cuối tháng 3-2021

Ngày 2-3, theo Hãng tin AFP, ông Irakli Kobakhidze - chủ tịch đảng cầm quyền tại Gruzia, cho biết nước này sẽ lập tức nộp đơn xin gia nhập EU. Vị lãnh đạo của Đảng Giấc mơ Gruzia khẳng định đã yêu cầu Brussels xem xét khẩn cấp đơn của Gruzia và trao cho Gruzia tư cách ứng viên xin gia nhập EU.

Trước đó, ngày 28-2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hối thúc EU ngay lập tức trao tư cách thành viên của khối cho nước này. Trong thông điệp qua video phát tại cuộc họp của Quốc hội châu Âu, nhà lãnh đạo Ukraine đã hối thúc EU đẩy nhanh quá trình qua một thủ tục đặc biệt mới.

Theo AFP, đề nghị của Ukraine đã nhận được sự ủng hộ của Quốc hội châu Âu, theo đó kêu gọi các cơ quan hữu quan của châu Âu làm việc nhanh để trao cho Ukraine tư cách ứng viên xin gia nhập EU.

Theo Đài France Info, trường hợp của Ukraine đã tạo cho Gruzia cơ hội được làm theo dù vào năm ngoái Chính phủ Gruzia chỉ mới thông báo có ý định sẽ xin gia nhập EU vào năm 2024.

"Châu Âu cần mở cửa cho chúng tôi. Ukraine đã có được quyền ưu tiên. Chúng tôi là bộ ba. Giờ thì châu Âu nên mở cửa luôn cho Gruzia và Moldova, cũng như cho các quốc gia tây Balkan", bà Salomé Zourabichvili - tổng thống của Gruzia - nói với Đài France 2.

Cũng như Ukraine, Gruzia đã ký kết với EU thỏa thuận liên kết và thỏa thuận này không có giá trị đảm bảo cho việc gia nhập khối sau này.

Vào năm 2008 Nga từng can thiệp quân sự vào Gruzia, giao tranh với quân đội Gruzia nhằm bảo vệ cộng đồng người Nga thiểu số sống tại đó, trong 2 vùng ly khai là Abkhazia và Nam Ossetia. Chiến dịch quân sự của Nga thời đó kéo dài khoảng 5-6 ngày. Khi chiến dịch kết thúc, Nga mới bắt đầu chính thức công nhận nền độc lập của 2 thực thể ly khai này.

Tuy nhiên, theo giải thích của Đài France Info, gia nhập EU là một tiến trình nhiều thủ tục kéo dài. Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu và Hội đồng châu Âu trước hết phải thông qua yêu cầu gia nhập rồi mới đến quá trình xem xét hồ sơ.

Có tổng cộng 35 tiêu chí phải đạt được để trở thành thành viên của khối cộng đồng châu Âu. Các tiêu chí được cho là rất cao về dân chủ, tính độc lập của tòa án, kinh tế thị trường. Các luật cơ bản đều có tiêu chuẩn cao.

Cuối cùng là một nước chỉ có thể trở thành thành viên của EU khi được 27 quốc gia thành viên bỏ phiếu thuận.

Hiện còn 5 quốc gia đang là ứng viên chính thức xin gia nhập EU là Thổ Nhĩ Kỳ, Albania, Bắc Macedonia, Serbia và Montenegro. Hồ sơ xét duyệt cho các quốc gia này kéo dài đã hơn 10 năm qua.

(Theo TTO)

Các tin khác
Công tố viên Karim Khan của Tòa án Hình sự quốc tế

Công tố viên Karim Khan của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) xác nhận cơ quan này lập tức mở cuộc điều tra về tình hình chiến sự ở Ukraine theo yêu cầu của một số lượng lớn nước thành viên.

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Vladimir Putin nêu rõ, một giải pháp cho xung đột ở Ukraine chỉ có thể đạt được với một số điều kiện, trong đó các lợi ích an ninh của Nga được xét đến và Kiev phải đảm bảo trung lập.

Thủ tướng Fiala (thứ 3 từ phải sang) và nội các trong một buổi họp báo.

Chính phủ Séc ngày 2/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực trong 30 ngày kể từ ngày 4/3 nhằm tập trung hỗ trợ hiệu quả hơn cho những người tị nạn từ Ukraine.

Người tị nạn Ukraine tại khu vực biên giới ở Medyka, Đông Nam Ba Lan ngày 1/3. (Ảnh: PAP/TTXVN)

Quan chức Nga cho biết các vấn đề liên quan đến ngừng bắn và nhu cầu mở hành lang nhân đạo sẽ được thảo luận tại vòng đàm phán thứ hai với phía Ukraine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục