Nhật Bản quyết định xả kho dự trữ để giúp bình ổn thị trường dầu mỏ quốc tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/3/2022 | 3:56:41 PM

Ngày 4/3, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định xả 7,5 triệu thùng dầu, tương đương với lượng dầu mà nước này tiêu thụ trong 4 ngày.

Bể chứa dầu tại nhà máy khai thác dầu ở Ichihara, tỉnh Chiba, miền đông Nhật Bản, ngày 12/11/2021.
Bể chứa dầu tại nhà máy khai thác dầu ở Ichihara, tỉnh Chiba, miền đông Nhật Bản, ngày 12/11/2021.

Trong một hành động phối hợp với các nước thành viên khác của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ngày 4/3, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định xả 7,5 triệu thùng dầu, tương đương với lượng dầu mà nước này tiêu thụ trong 4 ngày, từ kho dự trữ nhằm giảm bớt các tác động tiêu cực của tình trạng căng thẳng Nga-Ukraine tới thị trường dầu mỏ quốc tế.

 Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), Chính phủ Nhật Bản sẽ hạ hạn mức dự trữ dầu bắt buộc của khu vực tư nhân từ 70 ngày hiện nay xuống còn 66 ngày sử dụng trong vòng 1 tháng.

Phát biểu với các phóng viên ở thủ đô Tokyo, Bộ trưởng METI Koichi Hagiuda cho biết 31 nước thành viên IEA dự kiến sẽ tung ra thị trường tổng cộng 60 triệu thùng dầu. Trong số các nước thành viên IEA xả kho dự trữ dầu đợt này, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 2 về khối lượng chỉ sau Mỹ - nước sẽ bán ra 30 triệu thùng dầu.

Theo IEA, tổng lượng dầu trong kho dự trữ khẩn cấp của các nước thành viên tổ chức này tại thời điểm hiện nay vào khoảng 1,5 tỷ thùng. Hôm 1/3, các nước thành viên IEA đã nhất trí tung ra tổng cộng 60 triệu thùng dầu từ kho dự trữ khẩn cấp nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của tình trạng căng thẳng Nga-Ukraine tới thị trường dầu mỏ.

Đây là lần thứ 4 kể từ khi IEA được thành lập vào năm 1974, các nước thành viên tổ chức này có hành động phối hợp để hạ nhiệt thị trường dầu mỏ. Lần gần đây nhất IEA có hành động tương tự là năm 2011 khi nguồn cung dầu mỏ từ Libya bị gián đoạn vì nội chiến.

Bộ trưởng Hagiuda cho biết IEA "sẽ tiếp tục khuyến khích các nước sản xuất dầu mỏ tăng sản lượng”.

(Theo BNEWS)

Các tin khác
Các đại biểu dự Kỳ họp lần thứ 5, khóa XIII Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn Trung Quốc (CPPCC) tại Bắc Kinh, ngày 4/3/2022.

Chiều 4/3, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Kỳ họp lần thứ 5, khóa XIII Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn Trung Quốc (Chính Hiệp Toàn quốc- CPPCC) đã khai mạc, với sự tham dự của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường, Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư, Chủ tịch Chính Hiệp Uông Dương và nhiều vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, cùng đông đảo đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân Trung Quốc.

Ảnh minh họa

Các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu ngày 4/3 bắt đầu thảo luận về yêu cầu xin gia nhập khối của Ukraine, Gruzia và Moldova. Việc kết nạp những quốc gia thuộc ảnh hưởng của Liên Xô trước đây được dự báo là một tiến trình không dễ dàng và thậm chí có nguy cơ làm đổ vỡ cấu trúc an ninh châu Âu.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Voctoria Nuland.

Bà Nuland cho biết, các lệnh trừng phạt sẽ chấm dứt nếu Tổng thống Nga Putin dừng chiến dịch quân sự, giúp Ukraine tái thiết và tái lập hòa bình, đồng thời công nhận chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tồn tại của Ukraine.

Anh yêu cầu Tik Tok, Facebook chặn quyền truy cập của truyền thông Nga

Bộ trưởng Văn hóa Anh, bà Nadine Dorries đã yêu cầu các công ty mẹ của hai mạng xã hội Tik Tok và Facebook chặn quyền truy cập vào tài khoản các kênh truyền hình RT của Nga ở Anh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục