EC kêu gọi các nước nỗ lực tối đa chống biến đổi khí hậu

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/11/2009 | 12:00:00 AM

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cho rằng, cộng đồng quốc tế cần làm nhiều hơn nữa để Hội nghị Quốc tế về biến đổi khí hậu khai mạc tại Copenhagen (Đan Mạch) trong 8 ngày nữa thành công

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Manuel Barroso.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Manuel Barroso.

Phát biểu với báo chí sau cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, trước khi diễn ra Hội nghị cấp cao Trung Quốc - Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, ông Barroso cho rằng: “Thách thức hiện nay chính là tương lai của hành tinh chúng ta, chúng ta có thể đàm phán với nhau, có thể thương lượng về mức cắt giảm, nhưng chúng ta không thể thương lượng được những gì thuộc về thể chất, không thể chống lại quy luật tự nhiên, chống lại khoa học”. Ông Barroso cũng kêu gọi các nước tham gia hội nghị Copenhagen sẽ làm hết sức mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Trung Quốc là một trong những nước phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất thế giới, lần đầu tiên đã đưa ra mục tiêu cụ thể cho Hội nghị Copenhagen và cho biết: Trung Quốc muốn cắt giảm từ 40% đến 45% lượng phát thải dioxit carbon trên mỗi đơn vị Tổng sản phẩm quốc nội từ nay đến năm 2020, so với mức của năm 2005. Trong một thông cáo, ông Barroso và Thủ tướng Thụy Điển Reinfeldt hoan nghênh quyết định của Trung Quốc và cho rằng đây là một tín hiệu tín cực.

Từ cuối năm 2008, Liên minh châu Âu đã cam kết cắt giảm 20% lương khí thải dioxit carbon từ nay đến năm 2020, so với mức của năm 1990 và cho biết có thể nâng con số này lên 30% nếu đạt được một thỏa thuận quốc tế tham vọng.

Liên quan đến các hoạt động chống lại sự biến đổi của khí hậu, ngày 29/11, Chính phủ Nepal thông báo, cuộc họp Hội đồng các Bộ trưởng sắp tới của nước này vào ngày 4/12 sẽ diễn ra trên đỉnh Everest.

Theo Chính phủ Nepal, cuộc họp này nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế tới tác động của biến đổi khí hậu, mà cụ thể là tốc độ tan băng đáng lo ngại ở Himalaya.

Cuộc họp Nội các của Nepal sẽ diễn ra ở độ cao hơn 5.000 mét. Ở độ cao này, thiếu không khí là một nguy cơ, vì thế một đội ngũ bác sĩ đã dược chuẩn bị để đi cùng với các Bộ trưởng.

Theo lịch trình, trước tiên họ sẽ tới Luca - nơi duy nhất gần Everest mà máy bay có thể hạ cánh. Từ đây, một máy bay trực thăng đưa họ tới Syangboche - nơi các bác sĩ sẽ xem xét liệu họ có thể đi tiếp hay không. Nếu đủ điều kiện, thì họ sẽ tiếp tục hành trình của mình bằng trực thăng.

Dãy Himalaya trải dài nhiều nước, trong đó có Nepal, Ấn Độ, Bhutan và Trung Quốc, với 14 ngọn núi có độ cao trên 8.000 mét, trong đó có đỉnh Everest tại Nepal cao nhất thế giới khi so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8.850 mét.

(Theo VOV)

Các tin khác
Tổng thống Nga Medvedev.

Moscow hôm 29/11 công bố đề xuất thiết lập một hiệp ước an ninh châu Âu - Đại Tây Dương mới. Theo đó, Nga sẽ hạn chế sử dụng vũ lực đơn phương nếu Mỹ và các đồng minh châu Âu của nước này cũng đồng ý.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo (phải) tiếp Chủ tịch Jean-Claude Juncker tại Nam Kinh.

Hôm nay, ngày 30-11, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Liên minh châu Âu (EU) lần thứ 12 sẽ diễn ra tại TP Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, Đông Trung Quốc. Hội nghị Trung Quốc-EU lần này sẽ tập trung thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu trong bối cảnh chỉ còn một tuần nữa Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu sẽ được tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch.

Đắm phà ở Congo làm ít nhất 90 người thiệt mạng.

AP ngày 29/11 đưa tin, vụ va chạm giữa hai chiếc phà lớn trên hồ Mai-Ndombe ở Congo đã làm ít nhất 90 người thiệt mạng.

Ngày 27/11, Đảng Cộng sản Ukraine (CPU) đã tái khánh thành tượng đài V.I. Lenin được phục chế, trên đại lộ Taras Septrenko ở thủ đô Kiev.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục