Ông Gaddafi muốn đàm phán để ra đi?

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/3/2011 | 7:54:46 AM

Ngày 8-3, phe nổi dậy tuyên bố đã bác bỏ mọi đề nghị đàm phán với lãnh đạo Gaddafi.

Những người dân ở Tripoli, Libya giơ ảnh ông Gaddafi biểu thị ủng hộ nhà lãnh đạo này vào ngày 7-3
Những người dân ở Tripoli, Libya giơ ảnh ông Gaddafi biểu thị ủng hộ nhà lãnh đạo này vào ngày 7-3

“Chúng tôi đã được một đại diện của ông Gaddafi liên lạc muốn đàm phán về sự ra đi của ông - Mustafa Gheriani, người phát ngôn Hội đồng quốc gia Libya mới được thành lập, xác nhận với Reuters - Chúng tôi đã khước từ bởi không muốn đàm phán với người đã làm người Libya đổ máu và vẫn tiếp tục làm như vậy”.

Một thành viên Hội đồng quốc gia cho biết đề xuất có thể là việc ông Gaddafi sẽ trao quyền lực cho lãnh đạo quốc hội và rời Libya với một khoản tiền. Tuy nhiên, chính quyền Libya ngay sau đó bác bỏ thông tin này.

Cùng ngày, phe nổi dậy tuyên bố hai lãnh đạo của nhóm là cựu bộ trưởng kế hoạch Mahmoud Jebril và cựu đại sứ Libya tại Ấn Độ Ali-Al-Isawi đã lên đường đến Strasbourg, Pháp để gặp gỡ Nghị viện châu Âu, theo AFP.

Trước đó, lãnh đạo Hội đồng quốc gia và cũng là cựu bộ trưởng tư pháp Mustafa Abdel Jalil đã tuyên bố sẽ không truy tố ông Gaddafi nếu ông từ chức và rời khỏi đất nước. Song ngược lại, ông Saadi, con trai ông Gaddafi, cho biết Libya sẽ thật sự lâm vào nội chiến nếu ông Gaddafi từ chức.

Ngày 8-3, quân đội ủng hộ ông Gaddafi tiếp tục không kích thành phố Ras Lanuf và thành phố Zawiyah, theo Al Jazeera.

Sau Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Saudi Arabia, Kuwait, Qatar, Oman, Bahrain), Tổ chức hội nghị Hồi giáo (ICO) bao gồm 57 nước với hơn 1 tỉ người Hồi giáo cũng vừa lên tiếng ủng hộ việc thiết lập một vùng cấm bay để ngăn chặn những vụ không kích của quân chính phủ Libya.

Pháp và Anh đang chuẩn bị một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vùng cấm bay để đệ trình trong tuần này.

Tuy nhiên, theo một nguồn tin ngoại giao giấu tên, việc thông qua một nghị quyết tương tự là một vấn đề tế nhị do thái độ dè chừng của một số nước như Trung Quốc và nhất là Nga.

Các nước NATO sẽ họp vào ngày 10 và 11-3 tại Brussels để xem xét cuộc khủng hoảng tại Libya, tìm cách loại bỏ ông Gaddafi mà không vi phạm tính hợp pháp quốc tế và không gây bất ổn cho khu vực.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định NATO đã xem xét mọi kịch bản để có thể sẵn sàng hành động, nhưng ông cũng nhấn mạnh liên minh quân sự này sẽ không can thiệp vào Libya nếu không được phép của Liên Hiệp Quốc.

(Theo TTO)

Các tin khác
Thủ tướng Ai Cập Essam Sharaf.

Chính phủ mới của Thủ tướng Ai Cập Essam Sharaf ngày 7/3 đã tuyên thệ nhậm chức trước Chủ tịch Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang Mohammed Hussein Tantawi.

Những người ủng hộ ông Gadhafi.

Hai tờ báo của Ảrập và đài truyền hình al Jazeera ngày 7/3 cho hay nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đang tìm kiếm một thỏa thuận theo đó ông có thể từ chức trong an toàn. Tuy nhiên, hiện những thông tin này chưa được xác nhận chính thức.

Giá lương thực tăng cao khiến bài toán chi tiêu của người dân Trung Quốc càng khó khăn.

Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội XI, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhận định Trung Quốc đang và sẽ đối phó với một năm có diễn biến vô cùng phức tạp, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang oằn mình chống chọi với “cơn bão” lạm phát.

Cảnh sát Nam Phi đang tăng cường các hoạt động truy quét, ngăn ngừa tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự tại các thành phố lớn trên khắp cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục