Iran mở lại nhà máy điện hạt nhân sau 36 năm
- Cập nhật: Thứ ba, 13/9/2011 | 2:24:31 PM
CNN đưa tin ngày 12-9, Iran đã tổ chức buổi lễ chính thức đưa nhà máy điện hạt nhân Bushehr vào hoạt động sau nhiều năm tranh cãi.
Nhà máy điện hạt nhân Bushehr.
|
Có mặt trong buổi lễ có các quan chức cao cấp như giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Fereidoon Abbasi, Ngoại trưởng Iran và đồng thời là cựu giám đốc AEOI Ali-Akbar Salehi, Bộ trưởng Năng lượng Majid Namjou và Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergei Shmatko cùng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử liên bang Nga Rosatom là Sergei Kiriyenko.
Sau buổi lễ này, nhà máy Bushehr vốn được phía Nga hỗ trợ xây dựng và hoạt động từ năm 1975 sẽ trải qua các giai đoạn thử nghiệm để có thể đi vào vận hành chính thức. Ông Sergei Shmatko cho hay phía Nga sẽ giúp Iran vận hành nhà máy theo các tiêu chuẩn quốc tế và kiểm soát theo các nguyên tắc an toàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Trước đó, IAEA bày tỏ lo ngại Iran có thể theo đuổi tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân trong khi Iran cho rằng họ chỉ phục vụ mục đích dân sinh. Nhà máy điện Bushehr đã tham gia lưới điện quốc gia với công suất 60 megawatt và sẽ đạt 1.000 megawatt khi hoạt động chính thức, chiếm 2,5% nhu cầu tiêu thụ điện ở nước này.
Tân Hoa xã cho hay sau buổi lễ này, Nga và Iran đã ký thỏa thuận hợp tác về năng lượng hạt nhân. “Nga sẽ hợp tác với Iran trong việc xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân mới”, ông Shmatko tuyên bố. Trong khi đó, ông Abbasi khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng hạt nhân bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
(Theo TTO)
Các tin khác
Tổ chức khủng bố Al-Qaeda đã công bố một băng ghi hình đánh dấu dịp kỷ niệm 10 năm vụ tấn công 11.9.2001, trong đó chứa thông điệp ghi âm của tân thủ lĩnh Ayman al-Zawahri và đoạn băng chưa được công bố trước đây của thủ lĩnh bị tiêu diệt Osama bin Laden, theo Reuters.
Mỹ ngày 13/9 sẽ ký một thoả thuận với Rumani về việc triển khai các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ của nước Châu Âu này. Thông tin được Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Sáng sớm nay 13-9, các trận động đất từ 5 đến 6,2 độ Richter đã diễn ra ở Indonesia, Nhật Bản và mạnh nhất ở Papua New Guinea.
Từ sau vụ tấn công khủng bố 11-9, phương Tây đã mất cả chục năm để tập trung đối phó với mối đe dọa khủng bố cùng hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Và phương Tây cũng đã nhắm mắt trước một sự thay đổi toàn cầu: sự trỗi dậy của Trung Quốc.