Nga và Trung Quốc bác bỏ nghị quyết lên án Iran

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/7/2013 | 1:54:30 PM

Cả hai nước cùng bác bỏ nghị quyết này và từ chối công nhận các vụ thử tên lửa của Iran là vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ.

Một vụ thử tên lửa tầm trung của Iran (ảnh minh họa)
Một vụ thử tên lửa tầm trung của Iran (ảnh minh họa)

Ngày 15/7, Nga và Trung Quốc bác bỏ nghị quyết lên án Iran về một loạt vụ thử tên lửa hồi năm 2012 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Hội đồng chuyên gia Liên Hợp Quốc về Iran hôm 15/7 lên án các vụ thử tên lửa của Tehran hồi năm 2012. Hội đồng này cho rằng hành động của Iran vi phạm nghiêm trọng tới các lệnh trừng phạt mà LHQ áp đặt với chương trình hạt nhân và tên lửa Iran, đồng thời yêu cầu mở rộng lệnh trừng phạt với Tehran.

Tuy nhiên, cả Nga và Trung Quốc cùng lên tiếng bác bỏ nghị quyết này và từ chối công nhận các vụ thử tên lửa của Iran là vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ. Trong khi Nga cho rằng, kết luận cần phải dựa trên thực tế,  Trung Quốc nhắc lại quan điểm không muốn gây thêm sức ép mới đối với Tehran.

Việc Nga và Trung Quốc bác bỏ nghị quyết cũng khiến Hội đồng Bảo an không thể đưa thêm bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức liên quan của Iran vào danh sách trừng phạt. Trong khi đó, Iran tiếp tục bác bỏ cáo buộc của Mỹ và các cường quốc châu Âu về chương trình hạt nhân của mình. Iran cũng tuyên bố các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc là bất hợp pháp và từ chối tuân thủ.

Trong năm 2012, Iran đã triển khai một loạt vụ thử tên lửa, trong đó đáng chú ý là tên lửa Shahab 1 và Shahab 3 trong cuộc tập trận vào tháng 7/2012.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ông Maris Sangiampongsa, nhà ngoại giao kỳ cựu Thái Lan.

Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Argentina tại Buenos Aires.

Ngày 30/4, Hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục