Hơn 5.700 người thiệt mạng do lũ tại Ấn Độ

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/7/2013 | 1:52:05 PM

Một nguyên nhân làm số người chết tăng cao là do tình trạng xây dựng bữa bãi, không có quy hoạch, gây lở đất nhiều hơn.

Người mắc kẹt ở bang Uttarakhand được cứu bằng dây thừng.
Người mắc kẹt ở bang Uttarakhand được cứu bằng dây thừng.

Ngày 16/7 các quan chức Ấn Độ thông báo, hơn 5.700 người trong danh sách bị mất tích do bão lũ ở bang Uttarakhand, miền Bắc nước này vào tháng trước chính thức được coi là đã chết.

Theo chính quyền bang Uttarakhand, đã một tháng trôi qua, cơ hội sống sót đối với những người mất tích hầu như không còn và việc tuyên bố những người mất tích không còn khả năng sống sót nhằm nhằm tạo điều kiện để gia đình họ nhận tiền trợ cấp của chính phủ. Theo quy định, mỗi gia đình có người thân bị thiệt mạng do lũ lụt và lở đất được trợ cấp 8.350 USD.

Trong khi đó, Cơ quan quản lý thảm họa thiên tai bang Uttarakhand cho biết, những trận mưa lớn vẫn đang ngăn cản việc tìm kiếm thi thể nạn nhân tại một số khu vực. Do tất cả các tuyến đường giao thông chính bị đóng cửa sau lũ và nhiều cầu cống bị nước lũ cuốn trôi, nên các đội cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn khi phân phát các khẩu phần lương thực cho người dân ở các ngôi làng bị cô lập.

Lũ lụt xảy ra đúng dịp hàng trăm nghìn người Hindu viếng thăm các ngôi đền ở bang Uttarakhand. Bang này cũng là địa điểm nghỉ dưỡng yêu thích vào mùa hè với nhiều khu đồi núi mát mẻ hấp dẫn khách du lịch đến tránh nóng.

Chính quyền bang cho biết sẽ xây dựng lại thị trấn Kedarnath, khu vực bị tàn phá nặng nề nhất và có hàng trăm người chết vào ngày 16/6 vì lũ quét. Các nhà hoạt đông môi trường cho rằng, ngoài sự phản ứng chậm chễ của cơ quan cứu hộ, số người chết tăng cao vì tình trạng xây dựng bữa bãi, không có quy hoạch, gây lở đất nhiều hơn.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ông Maris Sangiampongsa, nhà ngoại giao kỳ cựu Thái Lan.

Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Argentina tại Buenos Aires.

Ngày 30/4, Hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục