Nghĩa An “đảng viên đi trước...”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sau khi sáp nhập, Nghĩa An là một trong những xã nghèo của thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái). Toàn xã có 571 hộ, với 2700 nhân khẩu, trong đó dân tộc Thái chiếm 95%. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề dịch vụ - thương mại chậm phát triển. Trong khi đó, diện tích đất trống đồi núi trọc bị bỏ hoang hoá, dân khai hoangvà sản xuất theo kiểu tự phát, người dân thiếu việc làm, không có thu nhập nên chuyện bữa đói bữa no xảy ra thường xuyên, đời sống rất khó khăn. Những năm đó, tỷ lệ hộ đói chiếm trên 54%.

Lãnh đạo xã Nghĩa An hướng dẫn nông dân cách trồng rừng.
Lãnh đạo xã Nghĩa An hướng dẫn nông dân cách trồng rừng.

“Đảng viên đi trước...”

Đứng trước bộn bề khó khăn đó, Đảng bộ xã Nghĩa An xác định: địa phương có tiềm năng lớn nhất là đất đai và rừng nên phải tập trung vào sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và trồng rừng. Chủ trương này đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khoá 8, nhiệm kỳ 2000- 2005, trong đó, đảng viên phải là những người tiên phong. Vì vậy, toàn xã có 84 đảng viên thì có trên 80% đi đầu làm kinh tế theo mô hình VACR. Trong số đảng viên làm kinh tế giỏi của Nghĩa An có ông Hà Văn Khoanh, đảng viên chi bộ Bản Đêu 1 đã nhận làm 6ha rừng vào năm 2000 về trồng kết hợp với chăn nuôi, đến nay, diện tích rừng của ông bao gồm keo, bồ đề, bạch đàn... đã phát triển tốt và cho thu nhập trên 30 triệu đồng/năm.

Cũng giống như ông Khoanh, ông Lường Văn Bối, đảng viên ở chi bộ Bản Đêu 2 không giấu nổi niềm vui: “Năm 2000, tôi cũng nhận 5ha rừng, đến nay rừng đã cho thu hoạch, vừa có gỗ làm nhà cho con và còn có gỗ bán, thu nhập từ gỗ 30 triệu đồng/năm. Ngoài ra còn có thu nhập từ chăn nuôi, lúa và hoa màu...mà cuộc sống của gia đình tôi trở nên sung túc hơn”. Với 80% số đảng viên tham gia làm kinh tế, đặc biệt là nhiệm vụ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã làm cho nguồn gỗ của xã phong phú, đa dạng và dồi dào. Không những tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho gia đình các đảng viên mà nhờ nguồn gỗ này, năm 2007, toàn xã đã xoá được 115 nhà dột  nát cho các hộ nghèo chưa có điều kiện tu sửa nhà cửa.

 Không chỉ đánh thức tiềm năng đất đai, phủ xanh đất trống đồi trọc, Nghĩa An còn quyết tâm đưa cây, con giống phù hợp vào sản xuất, quy hoạch các vùng đất hoang vào sản xuất để tăng diện tích lên 125 ha lúa nước. Để chủ động trong sản xuất, xã đã huy động sự đóng góp của dân và các nguồn vốn khác tu sửa 7km đường nội đồng, nạo vét 11km kênh mương. Đảng bộ, chính quyền vận động nhân dân đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng như lúa lai F1, tẻ thơm và Chiêm hương vào gieo cấy trên đồng ruộng, năng suất lúa hàng năm đạt 12 tấn /ha; tận dụng 50% diện tích lúa 2 vụ để thả cá xen lúa, sản lượng thu được từ cá đạt 200kg/ha(khoảng 4 triệu đồng), tập trung trồng cây màu vụ 3 như ngô, rau các loại để tăng thêm thu nhập. 

 

Rừng trồng của Nghĩa An đang lên xanh tốt.

 “... Làng nước theo sau” 

Với những chủ trương đúng, cách làm hay, các mô hình kinh tế do các đảng viên gương mẫu thực hiện đã cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo cho gia đình, có tác động tích cực đến ý thức làm kinh tế, lao động, sản xuất của đại bộ phận người dân. Người dân đã noi theo, tìm đến từng nhà các đảng viên nhờ giúp đỡ, tư vấn về cách làm, tư vấn về khoa học kỹ thuật... để rồi dần dần bỏ thói quen canh tác theo kiểu tự phát, tập trung vào sản xuất chuyên canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng trồng rừng kết hợp chăn nuôi.

Nhà nhà ở Nghĩa An bây giờ đều xin nhận đất rừng, đồi để trồng cây. Đều có rừng và trồng rừng, nhà ít nhất cũng nhận 2ha, nhiều tới 10ha như hộ ông Hoàng Văn Quây ở thôn Đêu 3, Đoàn Văn Tụ ở thôn Đêu 2... Phát triển chăn nuôi ở đây không thả rông mà xã đã quy hoạch bãi chăn thả bằng cách mỗi năm khoanh một quả đồi để trồng rừng và trồng cỏ. Trên có rừng, dưới có thảm cỏ là nguồn thức ăn, nhờ vậy đến nay tổng đàn gia súc, gia cầm của toàn xã có trên 11.000 con; so với cùng kỳ năm trước, đàn trâu bò tăng 81 con, đàn lợn cũng tăng 56 con.

Với những cách làm hay, chủ trương đúng, chỉ trong vòng 5 năm, từ một vùng quê nghèo đói, đến nay, Nghĩa An đã đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12%, thu nhập bình quân đầu người đạt 6 triệu đồng/người/năm, góp phần hạ tỷ lệ hộ đói nghèo từ 54%(2000) nay xuống còn 30%. Số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá, năm sau cao hơn năm trước, 100% hộ được xem truyền hình, hàng chục hộ có nhà xây mái ngói, cao tầng với nhiều kiểu dáng kiến trúc hiện đại; 100% thôn xóm xây dựng được quy chế, hương ước, Đảng bộ xã nhiều năm liền đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Đó là tiền đề để Nghĩa An tiếp tục phát huy nội lực, khai thác thế mạnh của địa phương.

Văn Tuấn

Các tin khác

YBĐT - Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên luôn là một nhiệm vụ được Đảng bộ huyện Văn Yên (Yên Bái) đặc biệt quan tâm, nhằm phát huy tốt vai trò của tổ chức Đảng, đặc biệt là tổ chức Đảng ở cơ sở trong việc lãnh đạo nhân dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trở thành hiện thực trong cuộc sống.

YBĐT - Trung Tâm là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên (Yên Bái). Toàn xã có 13 thôn bản, 784 hộ dân, 3.874 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 70 dân số là dân tộc Dao. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, nhưng do địa hình đồi núi nên diện tích đất ruộng của cả xã chỉ có 66 ha.

YBĐT - Là xã có địa bàn rộng, với 16 thôn bản, trong đó có 7 thôn bản vùng cao là những khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số, số lượng quần chúng ưu tú có đủ tiêu chuẩn để bồi dưỡng kết nạp vào Đảng ở Cát Thịnh, Văn Chấn (Yên Bái) không nhiều, nên hầu hết các chi Đảng bộ đều chưa đủ số lượng đảng viên để sinh hoạt độc lập. Việc sinh hoạt ghép đã gây nhiều khó khăn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

YBĐT - Là xã thuần nông của huyện Văn Yên (Yên Bái), nên trong những năm qua, xã Đại Phác đã tập trung chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, thâm canh tăng vụ, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục