Trưởng thôn gương mẫu

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/12/2013 | 8:51:07 AM

YBĐT - Mấy hôm nay, nhà văn hóa thôn 4, xã Giới Phiên (thành phố Yên Bái) mở lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi với bao nhiêu kiến thức bổ ích, nào nuôi lợn, nuôi gà, nuôi cá. Trước đây, không có nhà văn hóa, người dân nơi đây rất khó để tổ chức được những lớp học như thế. Ai cũng cảm ơn ông Đào Ngọc Thân, người đã hiến 200m2 đất để xây dựng công trình này.

Nhà văn hóa thôn 4 được xây dựng trên mảnh đất 200m2 do gia đình ông Đào Ngọc Thân (bên trái) hiến tặng.
Nhà văn hóa thôn 4 được xây dựng trên mảnh đất 200m2 do gia đình ông Đào Ngọc Thân (bên trái) hiến tặng.

Ngôi nhà gỗ ba gian với đồ đạc bày biện đơn giản cho thấy gia cảnh của chủ nhà cũng chưa thuộc diện dư giả. Vợ chồng ông Thân ngày ngày cấy cày trên mấy sào ruộng, sào vườn, nhặt nhạnh từng mớ rau, hột lúa. Cuộc sống của một gia đình 5 người bao năm nay trông cả vào đó.

Mảnh đất có được do vợ chồng ông tự tay khai phá mà nên. Nhưng bao lần chứng kiến cảnh bà con trong thôn phải đi họp nhờ tại các hộ gia đình có nhiều bất tiện, rồi các cháu thiếu nhi đến hè không có chỗ sinh hoạt, vui chơi, ông cũng như 70 hộ dân thôn 4 rất muốn xây dựng nhà văn hóa. Chủ trương đã có nhưng chưa tìm được địa điểm phù hợp.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, gia đình ông quyết định hiến 200m2 đất cho địa phương xây dựng nhà văn hóa. Vậy là trên mảnh đất nhà ông Thân cùng với đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, năm 2010, một nhà văn hóa khang trang trị giá gần 200 triệu đồng và sân thể thao đã được hoàn thành.

Ngày khánh thành nhà văn hóa, ai cũng phấn khởi bởi từ nay không còn phải đi họp nhờ lại còn có nơi để vui chơi thể thao sau mỗi ngày lao động và diễn ra các hoạt động sinh hoạt cộng đồng khác.

Chưa hết, gần đây, con đường bê tông mới được Nhà nước đầu tư qua thôn 4 để thay cho con đường mòn nhỏ hẹp, ngày nắng thì bụi bặm, ngày mưa thì lầy lội, ông Thân lại tiếp tục hiến 40m2 đất để làm đường.

Ông cười bảo: “Nhà nước đầu tư làm đường cho dân, đường dân làm, dân đi, có đường thì người dân mới phát triển được đời sống kinh tế, mới thoát được cái nghèo, mình đóng góp có mấy chục mét vuông đất đã thấm vào đâu…”.

Vậy là con đường bê tông nhanh chóng được hoàn thành trong sự đồng thuận của tất cả các hộ dân trong thôn. Nhiều gia đình cũng noi gương ông Trưởng thôn hiến hàng trăm mét đất, thậm chí cả cây cối, hoa màu trên đất để cho việc làm đường được thuận lợi.

Chị Nguyễn Thị Vân Anh cho biết: “Dân chúng tôi ở đây bao nhiêu năm mong mỏi có nhà văn hóa lắm nhưng không có địa điểm phù hợp. Nhờ có lòng tốt của ông Thân nên nhà văn hóa được xây dựng. Vì vậy, khi làm đường, ai cũng bảo nhau, ông Trưởng thôn đã hiến đất làm nhà văn hóa cho dân sinh hoạt mấy năm nay rồi lại hiến đất làm đường nên khi chính quyền địa phương vận động, người dân đều tự nguyện hiến đất, không hề có đòi hỏi gì, chỉ mong có con đường sạch đẹp. Ông Thân là Trưởng thôn nhiệt tình nên ai cũng yêu quý!”.

Giữa thời buổi “tấc đất, tấc vàng”, người ta tranh nhau từng mét đất, thậm chí kiện tụng nhau và những vụ việc tranh chấp phức tạp, lâu dài nhất cũng là đất đai thì ông Thân cùng hàng trăm người nông dân khác sẵn sàng hiến đất trồng lúa, trồng hoa màu, thậm chí cả đất thổ cư cho việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội mà không hề đòi hỏi quyền lợi. Điều đó thật đáng trân trọng!

Hồng Khanh

Các tin khác
Mô hình nuôi ba ba ở Cát Thịnh được đông đảo khách thập phương đến tham quan, học hỏi.

YBĐT - Gia đình anh Hoàng Văn Khuyến, thôn Năn II, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn (Yên Bái) vốn là một hộ nghèo. Sau khi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện và vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để đầu tư phát triển chăn nuôi, nay gia đình anh đã trở thành một hộ khá giả. Không chỉ vậy, anh còn thường xuyên giúp đỡ các hộ khác cùng phát triển kinh tế gia đình.

Cô giáo Nguyễn Thị Tâm - Hiệu trưởng Trường PTDTNT - THCS huyện Mù Cang Chải (đứng giữa) nhận hoa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

YBĐT - Sinh ra và lớn lên ở Thái Bình nhưng cô bé Nguyễn Thị Tâm đã theo gia đình lên xây dựng vùng kinh tế mới tại xã vùng cao Tân Thịnh, huyện Văn Chấn. Ở đây, cô bé đã được nghe kể về những đứa trẻ ở vùng cao chưa được học chữ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn… vì thế Nguyễn Thị Tâm đã sớm nung nấu mơ ước trở thành nhà giáo dạy chữ cho học trò vùng cao.

Thầy Lê Trung Dũng (giữa) và các em học sinh đạt giải học sinh giỏi môn Địa lý nhận khen thưởng của Phòng Giáo dục - Đào tạo Văn Chấn.

YBĐT - “Thầy đã “may mắn” trượt đại học, trò ạ!” - tiêu đề cho bài viết chỉ vỏn vẹn hơn 300 từ của một thầy giáo được lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng mạng, truyền tai những đứa học trò. Đó không phải là sự cổ vũ cho những thất bại, mà là những chia sẻ chân thành về trải nghiệm thực sự của một người đã từng trượt đại học để rồi vượt qua thất bại, vươn lên thành công.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy trao đổi với học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh nhân dịp khai giảng năm học 2013 - 2014.   (Ảnh: Văn Tuấn)

YBĐT - Cậu sinh viên sinh năm 1992, nhà ở mãi tận xã vùng cao đặc biệt khó khăn Tà Xi Láng của huyện Trạm Tấu (Yên Bái), có dáng người thấp bé hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa. Nhưng bù lại, Páo có ánh mắt rất sáng, toát lên vẻ thông minh, lanh lợi hiếm gặp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục