Thành công của người thầy từng “may mắn trượt đại học”

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/11/2013 | 2:41:06 PM

YBĐT - “Thầy đã “may mắn” trượt đại học, trò ạ!” - tiêu đề cho bài viết chỉ vỏn vẹn hơn 300 từ của một thầy giáo được lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng mạng, truyền tai những đứa học trò. Đó không phải là sự cổ vũ cho những thất bại, mà là những chia sẻ chân thành về trải nghiệm thực sự của một người đã từng trượt đại học để rồi vượt qua thất bại, vươn lên thành công.

Thầy Lê Trung Dũng (giữa) và các em học sinh đạt giải học sinh giỏi môn Địa lý nhận khen thưởng của Phòng Giáo dục - Đào tạo Văn Chấn.
Thầy Lê Trung Dũng (giữa) và các em học sinh đạt giải học sinh giỏi môn Địa lý nhận khen thưởng của Phòng Giáo dục - Đào tạo Văn Chấn.

 Và hôm nay, “thành công bước đầu” (như lời thầy nói) là tương lai sáng ngời cho những cô cậu học trò của vùng cao Văn Chấn với những giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, là những cánh cổng trường đại học, cao đẳng rộng mở với các em. Đó là thầy giáo Lê Trung Dũng – giáo viên môn Địa lý, Trường THPT Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn.

Gặp thầy Dũng vào những ngày giữa tháng 11, không thể nghĩ một thầy giáo với những tâm sự sâu sắc, triết lý trong “Thầy đã may mắn trượt đại học trò ạ!” lại là người nhìn tương đối nghiêm nghị như vậy.

Hỏi đùa thầy là học sinh sẽ sợ thầy vì ngoại hình không? Thầy Dũng đáp ngay: “Tôi phấn đấu để học sinh nể, chứ không lấy ngoại hình của mình để dọa học sinh. Và những học sinh của tôi thì không hề sợ tôi mà chỉ “e ngại” tôi, dần dần chúng sẽ quý mến tôi thôi” (cười).

Bỏ qua những cảm xúc đầu tiên về ngoại hình của thầy giáo trẻ, càng tiếp xúc, thấy trong con người ấy tràn trề nhiệt huyết với các em học sinh vùng cao. Dạy môn Địa lý - một môn học mà giờ đây không ít học sinh cho rằng là “môn phụ” nhưng thầy Dũng lại có những học trò xuất sắc đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và có cả học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Phải chăng thầy Dũng đã có một bí kíp đặc biệt nào đó.

Theo thầy Dũng, Địa lý là một môn học khó tiếp thu, nó vừa mang kiến thức khoa học tự nhiên, vừa có kiến thức khoa học xã hội, đòi hỏi thầy giáo phải chọn cách giảng dạy trực quan.

Thầy Dũng chia sẻ: “Nhất là với học sinh vùng cao, nhận thức của các em chậm hơn học sinh thành phố, vì vậy, mình phải tìm cách giảng bài sao cho dễ hiểu nhất”.

Lúc đầu, thầy phải cặm cụi làm những bản đồ, biểu đồ mô phạm trên giấy để giúp các em dễ tiếp thu. Khi lên lớp, người giáo viên phải sắp xếp bản đồ như thế nào để giảng dạy đạt kết quả, học sinh dễ hiểu.

Bên cạnh đó, thầy Dũng phải tìm các hiện tượng, các ví dụ minh họa gắn với thực tế để các em tiếp thu bài nhanh. Không dừng lại ở cách dạy đọc - chép,  thầy đã có những sáng kiến học qua Atlat trực quan và dễ hiểu như sáng kiến “Thiết kế và sử dụng bài tập kênh hình áp dụng cho chương trình tự chọn môn Địa lý lớp 11 THPT” năm học 2010 - 2011; “Dạy học phần: Tình hình phát triển phân bố dân cư và địa lý các ngành kinh tế lớp 12 - THPT dựa trên Atlat địa lý Việt Nam” năm học 2011 - 2012; “Dạy học phần: Đặc điểm chung tự nhiên Việt Nam lớp 12 - THPT dựa trên Atlat địa lý” năm học 2012 - 2013.

Những kinh nghiệm trong sáng kiến của thầy Dũng đã được đúc kết, áp dụng có hiệu quả qua thực tiễn giáo dục trong quá trình giảng dạy trên lớp, trong ôn thi tốt nghiệp, trong công tác mũi nhọn bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở một trường mà phần lớp là con em đồng bào dân tộc thiểu số. 

Với một môn học xã hội ít được học sinh quan tâm như môn Địa lý, năm nào thầy cũng vất vả chủ động tìm kiếm “nguồn” học sinh. Từ hỏi thăm đồng nghiệp dạy ở Trường THCS Sơn Thịnh, đến tìm hiểu từ danh sách của Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện. Thầy Dũng tâm sự: “Khi các em vào lớp 10 là tôi đã có danh sách những học sinh tiềm năng để tiếp cận, định hướng cho các em tiếp tục phát huy sở trường môn học để tuyển chọn vào đội tuyển học sinh giỏi Địa lý”.

 Thầy kiên trì phân tích, khơi gợi lòng say mê học môn Địa lý cho học sinh bằng sự chân thành, vốn sống, kinh nghiệm giảng dạy, bằng thực tiễn mỗi giờ lên lớp. Thầy truyền cho các em sự đa dạng, hấp dẫn, ý nghĩa đích thực của môn học đối với đời sống, đối với xã hội. Thầy Dũng phấn khởi chia sẻ: “Tôi rất vui mừng vì bây giờ có rất nhiều học sinh sau khi vào trường đã chủ động đến tìm gặp tôi và nói muốn theo học tôi môn Địa lý”.

Công sức bỏ ra nhiều nên kết quả thu được cũng thỏa đáng. Năm nào thầy Dũng cũng có học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm học 2011 - 2012, em Phạm Thị Thu Trang đoạt giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Đặc biệt, kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh vừa qua, thầy Dũng có 7 học trò đạt học sinh giỏi cấp tỉnh và có 2 em được vào đội tuyển của tỉnh thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Không nhận đó là thành tích của riêng mình, thầy Dũng luôn cho rằng đây là thành tích chung của nhà trường vì thầy đã được Đảng ủy Nhà trường, Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp tạo điều kiện để có thể có được thành tích như ngày hôm nay.

Chia tay thầy Dũng mà trong lòng đầy khâm phục với người thầy giáo tràn đầy tâm huyết với sự nghiệp giáo dục vùng cao. Và hình ảnh những đứa học trò nhỏ quấn quýt bên thầy giáo cứ trong tôi mãi. Thật không ngờ trong con người có vẻ ngoài “xù xì”  ấy lại là một thầy giáo dễ mến, dành trọn tình yêu, niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng cho những em học trò vùng cao này.

T.B

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy trao đổi với học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh nhân dịp khai giảng năm học 2013 - 2014.   (Ảnh: Văn Tuấn)

YBĐT - Cậu sinh viên sinh năm 1992, nhà ở mãi tận xã vùng cao đặc biệt khó khăn Tà Xi Láng của huyện Trạm Tấu (Yên Bái), có dáng người thấp bé hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa. Nhưng bù lại, Páo có ánh mắt rất sáng, toát lên vẻ thông minh, lanh lợi hiếm gặp.

Chị Dược (bên trái) phát tờ rơi truyền thông dân số cho người dân.

YBĐT - Xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) từ nhiều năm nay tình trạng sinh con thứ 3 đã trở thành hy hữu, số người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại ngày càng tăng, nhiều gia đình tuy chỉ sinh con một bề là nữ song cũng đã yên tâm tập trung phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái trưởng thành... Kết quả này có được là nhờ có sự đóng góp không nhỏ của chị Hoàng Thị Dược, người đã có thâm niên hơn 10 năm làm cán bộ chuyên trách dân số.

Chị Giảng chuẩn bị lá dâu cho tằm ăn.

YBĐT - Dân gian có câu: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”, ý nói sự vất vả, bận rộn của nghề trồng dâu nuôi tằm. Vậy nhưng cái nghề vất vả này đang được đa số các hộ dân ở xã Tân Đồng (Trấn Yên) chọn làm hướng thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Người đi đầu và nổi bật trong phong trào này là chị Lê Thị Giảng ở thôn 5 - người đã đưa cây dâu về lại với con tằm, trở thành nữ triệu phú dâu tằm của xã.

Bà Chi (bên phải) giới thiệu về giống lúa mới đưa vào trồng vụ mùa cho năng suất cao.

YBĐT - Ở xã Minh Bảo (thành phố Yên Bái), không ai là không biết mô hình phát triển kinh tế của gia đình bà Lương Thị Chi, thôn Thanh Niên 2. Dám nghĩ, dám làm, bà Chi đã mạnh dạn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế gia đình với thu nhập trên trăm triệu đồng mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục