Bí thư Đoàn miệng nói, tay làm

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/12/2013 | 2:54:06 PM

YBĐT - Trong những năm qua, công tác Đoàn của xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình (Yên Bái) phát triển mạnh về mọi mặt, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động, đặc biệt tích cực hưởng ứng các phong trào, câu lạc bộ do Đoàn xã phát động. Thành quả đó có đóng góp của anh Nguyễn Đình Hải - Bí thư Đoàn xã năng nổ và nhiệt tình.

Anh Hải chăm sóc đàn gà.
Anh Hải chăm sóc đàn gà.

Anh Nguyễn Đình Hải - Bí thư Đoàn xã Phú Thịnh cho biết, năm 2008, tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục Thể thao, anh về địa phương, lập gia đình và tham gia tổ chức Đoàn ở thôn Lem. Có trình độ cũng như có sự tín nhiệm của các đoàn viên thanh niên trong xã cùng sự tin tưởng của lãnh đạo địa phương, năm 2011, anh được bầu làm Bí thư Đoàn xã Phú Thịnh.

Để có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, bản thân anh đã không ngừng học tập, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Hàng tháng, hàng quý, anh đều trực tiếp về dự và chỉ đạo các buổi sinh hoạt chi đoàn thôn để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên địa phương. Anh đã tiếp nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các bạn với mong muốn địa phương có một số câu lạc bộ làm nơi sinh hoạt, rèn luyện sức khỏe. Nhận thấy đây là những mong muốn thiết thực, anh đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền.

Cuối năm 2011, Đoàn xã thành lập Câu lạc bộ bóng đá và Câu lạc bộ võ thuật Vovinam với sự tham gia của 52 đoàn viên. Hiện nay, 2 câu lạc bộ do anh quản lý duy trì hoạt động thường xuyên. Hàng năm, anh Hải còn tham mưu tổ chức các giải thi đấu thể thao giữa các thôn và tổ chức cho đoàn viên, thanh niên của xã tham gia các giải thể thao do huyện tổ chức, mở rộng giao lưu học hỏi, trao đổi kiến thức sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Không chỉ 2 câu lạc bộ này, Đoàn xã duy trì thực hiện tốt Câu lạc bộ Thanh niên phòng chống tội phạm với 121 thành viên tham gia. Là một hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân huyện Yên Bình anh Hải đã có nhiều kiến thức về pháp luật.

Hàng quý, anh đều tổ chức cho câu lạc bộ sinh hoạt một lần với những nội dung như: tìm hiểu kiến thức về pháp luật, phòng chống ma túy, giao thông đường bộ, hôn nhân - gia đình và vận động đoàn viên ký cam kết không vi phạm pháp luật, không mắc tệ nạn xã hội. Các thành viên còn trực tiếp tham gia tố giác tội phạm, cung cấp các nguồn tin giá trị liên quan đến ma túy, cờ bạc, trộm cắp cho Ban Công an xã để kịp thời nắm bắt tình hình và giải quyết.

Ngoài ra, những năm qua, anh Hải còn giúp đỡ Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện huấn luyện các vận động viên tham gia nhiều giải thi đấu thể thao của huyện, của tỉnh tổ chức và đã giành được nhiều giải cao. Hải cho biết, là Bí thư Đoàn xã, trong công tác tuyên truyền luôn phải đặt ra cho bản thân mình một nhiệm vụ là nói phải đi đôi với làm. Có như vậy, đoàn viên thanh niên mới tin lời mình nói, thấy việc mình làm và quan trọng hơn là để các bạn tin vào chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Năm 2012, anh đã đăng ký tham gia mô hình chăn nuôi và vay ngân hàng 30 triệu đồng. Cùng với 15 triệu đồng của gia đình, 10 triệu đồng của anh em, họ hàng giúp đỡ, anh đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 15 con lợn bột về nuôi. Bổ sung kiến thức chăn nuôi, anh đã tham gia các lớp tập huấn của Trạm Khuyến nông huyện, Hội Nông dân huyện tổ chức tại xã. Nhờ đó, đàn lợn của gia đình anh phát triển tốt, từ chỗ chỉ có 15 con lợn đã phát triển lên 50 con.

Bên cạnh đó, anh còn tận dụng quỹ đất sẵn có để chăn nuôi gà thịt từ 80 đến 100 con. Cuối năm 2012, gia đình đã xuất chuồng bán 3 lứa lợn đầu tiên và đàn gà, trừ các khoản chi phí đem về 40 triệu đồng. Có tiền, anh trả hết nợ cho ngân hàng và mua thêm 2 con lợn nái để tự cung cấp nguồn giống. Tận dụng nguồn phế thải từ chăn nuôi, anh đầu tư xây dựng hầm khí bi-ô-ga phục vụ khí đốt cho gia đình, tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường sống.

Năm 2013, anh đầu tư mở rộng chuồng trại, nâng tổng số lợn lên 50 con/lứa. Riêng đàn gà, anh tập trung phát triển lên tới 150 con. Tháng 9, anh đã xuất bán 2 lứa lợn, trừ chi phí thu về 50 triệu đồng. Anh dự định cuối năm nay, nếu giá cả thị trường ổn định sẽ xuất bán thêm 1 lứa lợn nữa. Đầu tháng 10 vừa qua, hai vợ chồng anh đã xây dựng một căn nhà mới với diện tích 150m2.

Năng động, nhiệt tình và biết cách làm kinh tế gia đình, “thủ lĩnh” Đoàn Nguyễn Đình Hải cũng tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên và nhân dân địa phương chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, góp phần phát triển kinh tế hộ, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

 Hoàng Long

Các tin khác
Nhà văn hóa thôn 4 được xây dựng trên mảnh đất 200m2 do gia đình ông Đào Ngọc Thân (bên trái) hiến tặng.

YBĐT - Mấy hôm nay, nhà văn hóa thôn 4, xã Giới Phiên (thành phố Yên Bái) mở lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi với bao nhiêu kiến thức bổ ích, nào nuôi lợn, nuôi gà, nuôi cá. Trước đây, không có nhà văn hóa, người dân nơi đây rất khó để tổ chức được những lớp học như thế. Ai cũng cảm ơn ông Đào Ngọc Thân, người đã hiến 200m2 đất để xây dựng công trình này.

Mô hình nuôi ba ba ở Cát Thịnh được đông đảo khách thập phương đến tham quan, học hỏi.

YBĐT - Gia đình anh Hoàng Văn Khuyến, thôn Năn II, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn (Yên Bái) vốn là một hộ nghèo. Sau khi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện và vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để đầu tư phát triển chăn nuôi, nay gia đình anh đã trở thành một hộ khá giả. Không chỉ vậy, anh còn thường xuyên giúp đỡ các hộ khác cùng phát triển kinh tế gia đình.

Cô giáo Nguyễn Thị Tâm - Hiệu trưởng Trường PTDTNT - THCS huyện Mù Cang Chải (đứng giữa) nhận hoa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

YBĐT - Sinh ra và lớn lên ở Thái Bình nhưng cô bé Nguyễn Thị Tâm đã theo gia đình lên xây dựng vùng kinh tế mới tại xã vùng cao Tân Thịnh, huyện Văn Chấn. Ở đây, cô bé đã được nghe kể về những đứa trẻ ở vùng cao chưa được học chữ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn… vì thế Nguyễn Thị Tâm đã sớm nung nấu mơ ước trở thành nhà giáo dạy chữ cho học trò vùng cao.

Thầy Lê Trung Dũng (giữa) và các em học sinh đạt giải học sinh giỏi môn Địa lý nhận khen thưởng của Phòng Giáo dục - Đào tạo Văn Chấn.

YBĐT - “Thầy đã “may mắn” trượt đại học, trò ạ!” - tiêu đề cho bài viết chỉ vỏn vẹn hơn 300 từ của một thầy giáo được lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng mạng, truyền tai những đứa học trò. Đó không phải là sự cổ vũ cho những thất bại, mà là những chia sẻ chân thành về trải nghiệm thực sự của một người đã từng trượt đại học để rồi vượt qua thất bại, vươn lên thành công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục