Nữ bí thư chi bộ “Dân vận khéo”
- Cập nhật: Thứ tư, 22/10/2014 | 3:17:12 PM
YBĐT - Trong thực hiện mọi nhiệm vụ, công tác dân vận phải được đưa lên hàng đầu vì sẽ tạo ra sức mạnh toàn dân, đồng tâm hợp lực như lời dạy của Bác: “Dễ mười lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Bà Ngô Thị Tiếp (hàng sau, thứ 4 từ trái sang) - Bí thư Chi bộ thôn Ngòi Khang, xã Bảo Ái trong Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu thực hiện phong trào “Dân vận khéo” huyện Yên Bình, giai đoạn 2009 - 2014.
|
Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, trước tiên, người cán bộ của dân phải luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào của thôn, của địa phương từ việc nhỏ nhất để người dân nhìn vào mình và làm theo” - đó là bộc bạch của bà Ngô Thị Tiếp - Bí thư Chi bộ “Dân vận khéo” của thôn Ngòi Khang.
Thôn Ngòi Khang, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình có 200 hộ với 800 nhân khẩu có đặc thù riêng so với các thôn khác là 50% số hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, còn lại làm ngành nghề dịch vụ, thương mại nhà xưởng và có nhiều cơ quan đóng trên địa bàn, đới gần 50% dân số là đồng bào dân tộc ít người như: Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, để làm tốt công tác dân vận, bà Tiếp chia sẻ: “Người cán bộ phải luôn gần dân, sát dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân và phải biết đâu là nhu cầu chính đáng. Bản thân người cán bộ dân vận phải nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện một cách trách nhiệm, tự nguyện”. Thôn Ngòi Khang đã làm được 1km đường liên thôn và một số tuyến đường liên ngõ với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Mặc dù bước đầu việc vận động người dân còn nhiều khó khăn song với quyết tâm cao Chi bộ đã vận động các đoàn thể trong thôn vào cuộc, tuyên truyền, giải thích cho dân. Chỗ nào cần hiến đất, chặt cây đều do dân tự nguyện tham gia, tiêu biểu như gia đình ông Giai, bà Nguyên, ông Trường, bà Thuận, anh Đức đã hiến 550m2 đất. Trong việc góp kinh phí, thôn cũng đưa ra họp bàn: trường hợp nào đóng tiền, trường hợp nào được miễn hay đóng góp bằng cách góp công và đi đến thống nhất thực hiện. Con đường hoàn thành đúng thời gian quy định, bà con rất phấn khởi.
Cũng như làm đường, việc vận động bà con đóng góp công và tiền để nâng cấp hội trường thôn hay xây dựng cổng làng được bà Tiếp và Chi bộ thôn tích cực tuyên truyền, vận động đã nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Bên cạnh đó, Chi bộ chú trọng vận động các gia đình phát triển kinh tế trang trại như hộ anh chị Thuận Gấm nuôi 100 con gà thịt, gần chục lợn nái, mỗi năm lãi từ 80 - 100 triệu đồng; nhà anh chị Hậu Chín nuôi 3 - 4 lợn nái, nuôi lợn thịt cho thu nhập 50 - 60 triệu đồng/năm.
Bí thư Chi bộ Ngô Thị Tiếp còn làm tốt công tác hòa giải, mâu thuẫn của nhân dân trong thôn như: tranh chấp đất đai, mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn trong kinh doanh. Vợ chồng chị Nguyễn Thị L và anh Hà Văn H đã được bà Tiếp hòa giải thành công mâu thuẫn. Chị L cho biết: “Cách đây vài tháng, vợ chồng tôi có mâu thuẫn, chẳng làm ăn được gì. Có bà Tiếp và các bác trong tổ hòa giải thôn đến tìm hiểu lý do đã phân tích, giải thích, khuyên nhủ nên vợ chồng tôi đã không còn lục đục, không còn hiểu lầm, sống có trách nhiệm với nhau, chung sức cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái nên người”.
Ông Phùng Nguyên Văn - Bí thư Đảng ủy xã Bảo Ái cho hay: “Bà Tiếp là Bí thư Chi bộ thôn năng nổ, nhiệt tình trong phong trào dân vận của thôn. Từ khi tổ dân vận thành lập, Bí thư Chi bộ thôn là Tổ trưởng, Trưởng thôn là Tổ phó, các đảng viên là thành viên đã hoạt động rất hiệu quả trên các lĩnh vực. Nhờ dân vận khéo mà nhân dân trong thôn tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, công tác từ thiện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tổ dân vận luôn phát huy tốt vai trò, trách nhiệm phối hợp với Mặt trận xây dựng thôn ngày càng phát triển về mọi mặt”. Chính vì thế mới đây, bà Tiếp vinh dự được biểu dương, khen thưởng tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” của huyện Yên Bình, giai đoạn 2009 - 2014.
Minh Huyền
Các tin khác
41 năm công tác trong ngành giao thông vận tải và có nhiều năm làm giảng viên tại Trường Đại học Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, năm 2010, ông Hà Ngọc Kiệu nghỉ hưu, trở về sinh sống tại quê hương Hưng Khánh (Trấn Yên).
YBĐT - Tốt nghiệp Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I năm 2000, Đại úy Vũ Thị Mai Loan được giao phụ trách 2 cụm dân cư Hồng Thắng và Hồng Tiến Công an phường Hồng Hà (thành phố Yên Bái). Đây là địa bàn đông dân cư, có nhiều cơ quan, trường học nên tình hình an ninh trật tự (ANTT) khá phức tạp, nhất là tệ nạn ma túy.
YBĐT - Không sinh ra ở vùng cao thơ mộng này nhưng gia đình chị đã gắn bó với quê hương thứ hai Suối Giàng (Văn Chấn) suốt 20 năm nay. Chị là cựu chiến binh Lâm Thị Kim Thoa – Chủ nhiệm Hợp tác xã Chè Suối Giàng.
YBĐT - Về Yên Hưng (Văn Yên), hỏi thăm ông Trần Ngọc Huynh, ai cũng biết. Sở dĩ ông được nhiều người biết vì không chỉ là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã mà còn là tấm gương sáng trong phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn.