Vươn lên từ trồng quế

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/10/2017 | 2:10:11 PM

YBĐT - Người phụ nữ Dao này có rừng quế giá trị  trên 2 tỷ đồng nhưng vợ chồng chị chưa muốn bán bởi chỉ cần bán cành, bán lá quế, gia đình chị đã có khoản thu nhập ổn định. 

Chị Triệu Thị Ten, người thôn Khe Qué, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên cho biết: "Trước kia, người dân Khe Qué nghèo lắm! Mặc dù đất rừng rất nhiều nhưng không biết làm gì để ra tiền. Cây quế là cây truyền thống của đất Viễn Sơn nhưng cũng chưa phát triển như bây giờ. Mỗi nhà có vài chục cây do ông bà, cha mẹ để lại, khi cần bán cho thương lái, tiền cũng chẳng được bao nhiêu.

Trước năm 2007, gia đình tôi là hộ nghèo của xã, kinh tế rất khó khăn. Vợ chồng tôi lấy nhau ra ở riêng bố mẹ cho 3 ha đất chỉ có cây tạp và cỏ dại. Tiền vốn không có, cuộc sống phụ thuộc vào 3 sào ruộng trồng lúa và đi làm thuê để nuôi 5 miệng ăn. Biết được giá trị của cây quế nhưng nhà không có vốn để trồng, thấy nhiều nhà trong thôn có đất còn bán đi để lấy tiền chi tiêu, vợ chồng tôi hoang mang lắm! Đất đai hương hỏa, tổ tiên để lại, cha mẹ chia cho mà không giữ nổi thì không những có tội với ông bà mà còn không biết bao giờ mới vươn lên được vì đã bán đi tư liệu sản xuất quý giá nhất”.

Mọi chuyện đã đổi thay, vào cuối tháng 8/2007, UBND xã Viễn Sơn phân bổ nguồn vốn chương trình cho vay hộ nghèo xuống thôn Khe Qué. Gia đình chị Ten xin gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) và làm đơn xin vay vốn.
 
Được tổ TK&VV bình xét và Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Văn Yên cho vay số tiền 30.000.000 đồng về mua cây giống, phân bón để trồng quế. Sau khi vay vốn, vợ chồng chị Ten cùng với các gia đình trồng quế trong xã Viễn Sơn được tập huấn tập huấn kỹ thuật trồng quế, do UBND xã phối hợp với Trạm khuyến nông huyện tổ chức.
 
Đồng thời, qua việc sinh hoạt tổ TK&VV hàng tháng, chị Ten đã nắm bắt thêm được kinh nghiệm thực tế từ các thành viên khác về cách chọn quế giống có tỷ lệ dầu cao để trồng, nâng mật độ trồng rừng từ 3.000 cây/ha theo cách truyền thống, lên 7.000 cây/ha. Hai vợ chị Ten chăm chỉ lao động không quản khó khăn đầu tư công sức để chăm sóc 3 ha rừng quế. Những lúc cỏ mọc nhiều, gia đình chị thực hiện việc đổi công cho những hộ vay vốn khác trong tổ TK&VV để chăm sóc kịp thời và tiết kiệm chi phí.

Song song với việc trồng quế và thâm canh lúa, gia đình chị Ten còn đẩy mạnh chăn nuôi lợn, gà để lấy thực phẩm đồng thời cung cấp cho thị trường để có tiền nộp lãi và gửi tiền tiết kiệm hàng tháng cho Ngân hàng. Đất không phụ sức người, đến năm 2012, rừng quế của vợ chồng chị Ten đã được tỉa thưa và chặt cành bán. Số tiền thu được chị đã trả hết nợ cho Ngân hàng CSXH. Kinh tế gia đình cũng từ đó mà vươn lên, danh sách hộ nghèo không còn cái tên Triệu Thị Ten nữa.

Nhận thấy cây quế là loại cây phù hợp nhất trên đất quê hương và có giá trị cao so với các loại cây trồng khác. Với quyết tâm vươn lên làm giàu, gia đình chị quyết định mở rộng diện tích trồng quế. Tháng 5/2015, gia đình chị tiếp tục vay Ngân hàng CSXH số tiền 30.000.000 đồng từ nguồn vốn hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, cộng với số tiền thu được từ việc tỉa bán quế, anh chị đã mua thêm 2 ha đất để trồng thêm quế.
 
Vẫn chăm chỉ lao động, chi tiêu tiết kiệm và chăm sóc quế đúng quy trình kỹ thuật nên cả 5 ha quế của gia đình đều xanh tốt, lớn nhanh. Hiện nay, giá trị rừng quế của gia đình có trị giá trên 2 tỷ đồng nhưng vợ chồng chị Ten chưa muốn bán bởi chỉ cần bán cành, bán lá quế, gia đình chị đã có khoản thu nhập ổn định, bảo đảm chi tiêu sinh hoạt hàng ngày và chặt tỉa một số cây đã đủ xây nhà khang trang, mua được ti vi,  xe máy và các đồ dùng đắt tiền khác.

Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH cộng với các chương trình kinh tế lớn khác, nhiều hộ gia đình ở Viễn Sơn và các xã khác ở huyện Văn Yên đã đầu tư vào trồng rừng quế, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình và thoát nghèo. Hiện nay, Văn Yên không còn đất trống, đồi trọc như trước kia. Phần lớn diện tích đồi rừng đã được trồng cây quế bởi cây trồng này có thị trường ổn định, cho thu từ cành, lá, thân, vỏ; trồng cây lâu năm nhưng lại có thu nhập ổn định từ năm thứ 3, thứ 4 từ việc bán cành lá. 

Lê Phiên 

Các tin khác

YBĐT - Sau nhiều năm trồng lúa không mang lại hiệu quả, từ năm 2014, ông Lường Văn Lập, người dân tộc Thái ở bản Sang Đốm, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ đã quyết định chuyển đổi hơn 4.000m2 đất ruộng sang trồng cây thanh long ruột đỏ.

Không chỉ hết lòng vì dân bản, anh Giàng Nủ Chống còn là điển hình làm kinh tế giỏi.

YBĐT - Là một trong những thôn cách xa trung tâm xã, giao thông đi lại không thuận lợi, nhưng thôn Chống Tầu, xã Làng Nhì (Trạm Tấu) những năm gần đây luôn duy trì là thôn đi đầu trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, dân bản luôn đoàn kết, một lòng theo Đảng, tích cực phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc. Kết quả đó có phần đóng góp không nhỏ của anh Giàng Nủ Chống - Trưởng ban công tác Mặt trận thôn - người "cầm lái” giữ cho thôn bản luôn đoàn kết, thuận hòa.

YBĐT - Phần tham luận tại Hội nghị tổng kết 15 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Trạm Tấu của lão nông Thào A Sinh, người thôn Tàng Ghênh, xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu gây ấn tượng mạnh cho các đại biểu tham dự Hội nghị.

Em Nguyễn Tuấn Huy trong quá trình chế tạo chiếc nồi bảo quản rau, củ, quả trong sinh hoạt.

YBĐT - Để bảo quản các loại thực phẩm, tủ lạnh là giải pháp tối ưu. Nhưng nếu ở những nơi không có điện hoặc không có điều kiện kinh tế để mua được tủ lạnh thì "Nồi bảo quản rau, củ, quả” là một giải pháp đơn giản và hiệu quả. Đó là sáng chế của em học sinh lớp 11A6, Trường THPT Thác Bà (huyện Yên Bình) – Nguyễn Tuấn Huy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục