Trần Thị Hoàn Liên - kỹ sư nông nghiệp tận tụy với dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/9/2021 | 7:43:38 AM

YênBái - Một cán bộ luôn nêu gương trong các hoạt động của Chi bộ và tập thể đơn vị, thực hiện tốt quyền hạn, nhiệm vụ được giao, luôn sâu sát, gắn bó với cơ sở, gần gũi với bà con nông dân, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ bà con nông dân đưa cây, con giống mới vào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Người cán bộ mà chúng tôi muốn nói đến, đó là kỹ sư Trần Thị Hoàn Liên - Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên.

Chị Trần Thị Hoàn Liên (bên phải) xuống cơ sở hướng dẫn bà con trồng dâu, nuôi tằm phát triển kinh tế.
Chị Trần Thị Hoàn Liên (bên phải) xuống cơ sở hướng dẫn bà con trồng dâu, nuôi tằm phát triển kinh tế.

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, chị Trần Thị Hoàn Liên vinh dự được Ban Thường vụ Huyện ủy Trấn Yên tin tưởng, lựa chọn xây dựng là gương cá nhân điển hình tiên tiến trong cán bộ công chức, viên chức trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Là người đứng đầu một đơn vị của huyện, chị Liên luôn gương mẫu, tích cực, chủ động đăng ký thực hiện các phong trào thi đua và phát động các phong trào thi đua đến toàn thể cán bộ trong đơn vị, xây dựng kế hoạch và giải pháp thiết thực để tổ chức thực hiện. 

Giai đoạn 2016 - 2021, chị Liên cùng với tập thể đơn vị thực hiện hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch. Chị luôn tìm tòi, suy nghĩ để xây dựng giải pháp, đổi mới phương pháp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực xây dựng các mô hình trình diễn tại các xã trong huyện; triển khai các chương trình thuộc Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như: chương trình tre măng Bát độ, trồng dâu nuôi tằm… góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. 

Giai đoạn 2016 - 2021, Trung tâm đã phối hợp với các ngành chuyên môn và các xã, thị trấn trong huyện mở được 2.476 lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho bà con nông dân, với hơn 65.180 lượt hộ nông dân tham gia; mở được 75 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho 2.240 học viên.

Ngoài ra, chị Liên và cán bộ Trung tâm còn xuống cơ sở tìm hiểu nhu cầu của bà con nông dân trong phát triển kinh tế, xây dựng 83 loại mô hình trình diễn, giúp bà con trong việc lựa chọn giống phù hợp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập. 

Điển hình như việc tổ chức, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ Trấn Yên, quy mô 2.000 ha với 1.485 hộ tham gia. 

5 năm qua, nhân dân trong huyện đã trồng được 1.979,3 ha, sản lượng măng hiện nay đạt 29.600 tấn măng thương phẩm/năm, trị giá trên 100 tỷ đồng. Dự án đã góp phần thay đổi nhận thức của nông dân trong sản xuất, thâm canh và tiêu thụ sản phẩm, tạo vùng nguyên liệu bền vững và nâng cao giá trị thu nhập cho người dân. 

Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng dâu, nuôi tằm, quy mô diện tích thực hiện 257,38 ha với 795 hộ tham gia, đã cấp hỗ trợ 463.285 kg phân chuyên dụng cho dâu đảm bảo sản lượng và chất lượng lá phục vụ nuôi tằm. Hiện nay, huyện Trấn Yên có trên 700 ha dâu, với hơn 1.500 hộ nuôi tằm, sản lượng kén đạt trên 700 tấn/năm, trị giá gần 80 tỷ đồng. 

Chị Phạm Thị Huyền ở thôn 1, xã Đào Thịnh chia sẻ: "Năm 2018, sau khi được đi học lớp tập huấn kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm do chị Liên - cán bộ Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện giảng dạy tại xã, tôi đã đăng ký trồng dâu, nuôi tằm theo Dự án của huyện, được hỗ trợ giống, phân bón trồng được 8 sào dâu và thầu thêm 1,2 mẫu nữa của các hộ khác để phát triển kinh tế. Năm 2019, gia đình thu được trên 1 tấn kén, bán giá lúc cao được 120.000 đồng/kg, thu được 120 triệu đồng, trừ chi phí công hái lá, vật tư, phân bón đi còn lãi được trên 90 triệu đồng. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên những người nông dân làm nghề trồng dâu nuôi tằm cũng giảm thu nhập rất nhiều nhưng vẫn động viên nhau duy trì sản xuất, năm nay chắc chắn sẽ thu nhập cao hơn năm 2019...”.

Không chỉ lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm, bản thân chị Liên cùng Chi bộ Trung tâm còn triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng và cùng xây dựng tập thể Chi bộ Trung tâm trở thành mô hình, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các cấp tuyên dương, khen thưởng.

Sự tận tụy, nhiệt tình, trách nhiệm, luôn nêu gương trong mọi công việc của đơn vị của kỹ sư Trần Thị Hoàn Liên trong thực hiện nhiệm vụ của Chi bộ cũng như nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị đã thực sự trở thành tấm gương tạo được sức lan tỏa trong đơn vị và các cơ quan trên địa bàn huyện. Chị vinh dự được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trấn Yên tặng giấy khen là điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 1 (2016 - 2018). 

Với thành tích đã đạt được trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong 5 năm qua, chị Liên được huyện lựa chọn làm báo cáo thành tích đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2021.

Minh Hằng

Tags Trần Thị Hoàn Liên cán bộ nông nghiệp tận tụy người dân chi bộ tập thể

Các tin khác
Đồng chí Sùng Thành Công - Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn (nay là Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha), đại diện chính quyền, nhân dân xã nhận Bằng khen của Chủ tich UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2019.

"Vùng cao" thường mặc định bởi nhiều khó khăn, với những địa phương ở nơi "cao tít hút" như Mù Cang Chải lại càng chồng chất, vậy mà nay đã có bước chuyển mình rõ nét. Đó là nhờ những cán bộ "đi ra” từ Đề án 11 sẵn sàng đối mặt công việc "nhiều như lá táo rừng" ở địa phương như Sùng Thành Công - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha.

Đồng chí Mông Thị Long Biên - Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Gần gũi, nhiệt tình, giản dị đó là cảm nhận của chúng tôi khi tiếp xúc với đồng chí Mông Thị Long Biên - Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Trưởng thôn Triệu Văn Lý trao đổi, vận động bà con chung sức làm đường giao thông nông thôn.

Vàng Ngần - thôn xa nhất của xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn - nơi cách đây 3 năm tan hoang, đổ nát khi cơn bão số 7 đi qua nay đã đổi thay rất nhiều... Một diện mạo mới, một sức sống mới đang hồi sinh với sự nỗ lực vươn lên không ngừng trên mảnh đất vùng sâu, vùng xa 100% là đồng bào Dao sinh sống. Sự hồi sinh ấy có đóng góp rất lớn của Trưởng thôn Triệu Văn Lý - Phó Bí thư Chi bộ Vàng Ngần, người được ví như "cây đại thụ" của người Dao nơi này.

Chị Hà Thu Dậu cùng các đảng viên trong Chi bộ thôn Yên Thịnh, xã Kiên Thành kiểm tra sản xuất lúa vụ mùa.

Chị Hà Thu Dậu - Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Yên Thịnh, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên được nhiều người biết đến không chỉ bởi sự năng động, nhiệt tình, “miệng nói tay làm”, mà còn là người “thắp lửa”cho các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Mới đây, chị Hà Thu Dậu vinh dự được tặng bằng khen của Tỉnh ủy vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm (2015 - 2020).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục