Gương sáng thôn Lem

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/12/2021 | 7:45:33 AM

YênBái - Anh Phùng Bình Minh - hội viên nông dân xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình được biết đến là tấm gương điển hình trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương. Hiện, anh Phùng Bình Minh là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Bình Minh chuyên sơ chế các mặt hàng gỗ rừng trồng.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Yên Bình trao đổi với anh Phùng Bình Minh về các hoạt động của Hợp tác xã.
Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Yên Bình trao đổi với anh Phùng Bình Minh về các hoạt động của Hợp tác xã.

Anh Minh chia sẻ: "Những năm gần đây, người dân trong huyện Yên Bình  trồng nhiều keo. Thị trường xuất khẩu sản phẩm từ loại cây này rất rộng. Năm 2013, tôi đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc chế biến gỗ. Ban đầu, gặp không ít khó khăn như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm và khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, tôi đã đi học tập kinh nghiệm tại các địa phương trong và ngoài tỉnh, tìm hiểu kiến thức trên sách, báo, Internet”. 

Nỗ lực đó được đền đáp, chất lượng sản phẩm gỗ thanh, pallet gỗ của cơ sở sản xuất ngày càng được nâng cao. Năm 2016, được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện giới thiệu tham gia vào chương trình FFF, nhờ đó, anh được tham quan, học tập kỹ thuật và có thêm kiến thức thông tin về thị trường, phối hợp đầu tư vào sản xuất, tham gia chuỗi, chế biến gia tăng giá trị, tìm các đối tác, công ty mua sản phẩm với giá tốt hơn. Sau khi tham gia vào chương trình FFF, anh Minh tiếp tục đầu tư mua đất, mở rộng nhà xưởng với diện tích trên 5.000 m2, mua thêm máy móc, trang thiết bị phục vụ việc sản xuất, chế biến gỗ. 

Năm 2016, anh Minh thành lập HTX Bình Minh, chuyên sản xuất chế biến các sản phẩm gỗ thanh, pallet gỗ, có trụ sở tại thôn Vạn Xuân, xã Phú Thịnh. Đến nay, HTX Bình Minh đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động tại chỗ với mức thu nhập từ 7 triệu đồng/người/tháng trở lên. 

Theo anh Minh, những năm trước đây, việc trồng và khai thác gỗ keo của người dân trong huyện cùng một số vùng lân cận luôn gặp khó khăn vì giá cả đầu ra bấp bênh. Anh đã đi tìm hiểu thị trường về các mặt hàng dân dụng bằng gỗ nên nhận thấy việc sơ chế gỗ thanh, pallet gỗ để bán cho các nhà máy, khu chế xuất sử dụng ván thanh sản xuất mặt hàng công nghiệp và sử dụng để vận chuyển hàng hóa.

Từ đó, thu mua gỗ keo tại các địa phương trong huyện và sơ chế thành thanh ván, phơi khô, đóng pallet gỗ rồi liên kết để cung cấp nguồn hàng cho các nhà máy, khu công nghiệp. Công việc thuận lợi, hiện nay, HTX luôn cung cấp các mặt hàng gỗ thanh, pallet gỗ đảm bảo chất lượng cho Công ty cổ phần Lâm sản tại tỉnh Nam Định, để sau đó xuất khẩu mặt hàng sang các nước châu Âu. 

Hàng năm, sau khi trừ mọi chi phí, HTX Bình Minh của gia đình anh luôn có thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, để việc sơ chế gỗ thanh, pallet gỗ đảm bảo nguồn hàng cung cấp ổn định, anh Minh đã liên kết với các xưởng gỗ trong huyện, xã để trao đổi thông tin, giá cả.

Không chỉ năng động, sáng tạo và làm kinh tế giỏi, anh Minh còn tích cực chia sẻ kiến thức kinh nghiệm sản xuất cho các hộ khác để cùng nhau phát triển kinh tế; đồng thời, tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ xây dựng quê hương. 

Ông Nguyễn Đức Vượng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Bình, cho biết: "HTX Bình Minh có hướng đi riêng, hiệu quả và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hội Nông dân huyện đã và đang vận động, hướng dẫn các cơ sở, xưởng sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn thành lập các HTX, tổ hợp tác sản xuất, sơ chế gỗ nhằm tạo chuỗi liên kết sản xuất bền vững. Qua đó, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn huyện, tạo nguồn thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng ổn định cho bà con tại các địa phương”.

Năm 2021, anh Phùng Bình Minh được Hội Nông dân huyện Yên Bình đề nghị Hội Nông dân tỉnh biểu dương, khen thưởng là một trong số điển hình trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi 5 năm (2017 - 2021) của huyện Yên Bình.

Vũ Đồng

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục