Lá đơn xin ra khỏi hộ nghèo của cụ ông đơn thân

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/12/2021 | 2:00:46 PM

YênBái - “Tôi vẫn còn sức khỏe để lao động sản xuất, tự đảm bảo cuộc sống cho bản thân”, đó là lý do được ông Nguyễn Văn Nghinh, sinh năm 1942 ở thôn Trà, xã Đông An, huyện Văn Yên nêu ra trong lá đơn tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo gửi chính quyền địa phương. Những dòng chữ tuy nguệch ngoạc nhưng chứa đựng trong đó là cả sự quyết tâm, và hơn hết là không muốn kìm hãm sự phát triển của xã hội và muốn làm gương cho thế hệ con cháu.

Ông Nguyễn Văn Nghinh tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo.
Ông Nguyễn Văn Nghinh tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo.

Ông Nguyễn Văn Nghinh ở thôn Trà xã Đông An, huyện Văn Yên năm nay đã 79 tuổi. Cuộc sống của ông chưa bao giờ hết khó khăn, nghèo túng bởi vợ ông mất sớm vì bệnh, để lại cho ông tần tảo sớm hôm nuôi 5 người con. 

Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm mấy bố con ông chỉ đủ ăn đủ mặc chưa từng dư thừa. Kinh tế gia đình chỉ nằm vẹn vẹn trong 3 sào ruộng nước, hơn 1.000 mét vuông vườn tạp, không đồi nương. Bản thân ông Nghinh hàng ngày phải đi làm mộc thuê để có tiền lo cho các con nên chỉ có thể không thiếu đói, đứt bữa là điều mà một ông bố đơn thân làm được cho các con của mình. 

Từ năm 2016 đến nay, ông vẫn đang là hộ nghèo đặc biệt khó khăn của thôn cũng bởi bao nhiêu nguồn lực có được ông đều lo toan, chăm chút cho các con xây dựng cuộc sống riêng. Hiện nay, các con của ông ai cũng đã có một gia đình ổn định nhưng kinh tế còn nhiều khó khăn, eo hẹp, lại đi làm ăn xa nên ông Nghinh vẫn đang sống một mình với niềm vui là đã lo cho các con được trưởng thành và đã thoát khỏi ngưỡng nghèo vào cuối năm 2021. 

Ông Nguyễn Văn Nghinh - thôn Trà, xã Đông An chia sẻ: "Dù hoàn cảnh đơn thân, thiếu vốn, thiếu đất sản xuất nhưng ý trí thoát nghèo luôn thôi thúc tôi mỗi ngày. Với nghề mộc sẵn có trong tay ngày ngày tôi đi làm thuê kiếm sống, chi phí sinh hoạt, trang trải lo cho các con. Hơn 1.000 mét vườn tạp và 3 sào ruộng nước tôi đã kiên trì, dày công trồng quế, đào ao nuôi cá, kết hợp chăn nuôi gà, lợn để cải thiện nguồn thu nhập của gia đình. Bên cạnh đó tôi đã biết biến sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, của chính quyền địa phương, bà con lối xóm thành động lực, thành điểm tựa để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho bản thân. Hiện nay, tuy chỉ có cuộc sống bình thường, nguồn thu nhập tạm ổn nhưng tôi đã thoát được nghèo. Và bản thân tôi hạ quyết tâm sẽ thoát nghèo bền vững,  không để mình tái nghèo. Còn sức khỏe thì tôi còn lao động, sản xuất để tự trang trải cuộc sống cho bản thân”.

Tháng 9/2021, khi thấy rằng cuộc sống hiện tại đã tạm ổn, kinh tế không đến nỗi eo hẹp, tuy không giầu nhưng đủ để lo toan, trang trải. Ông Nguyễn Văn Nghinh đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo chỉ với một suy nghĩ giản đơn là tự tạo cho bản thân động lực vươn lên, khắc phục khó khăn, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Tuy tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng vẫn có thể lao động, sản xuất để đảm bảo được cuộc sống cho bản thân.

Ông Lê Huy Quang - Phó chủ tịch UBND xã Đông An cho biết: "Thực tế đã cho thấy, ông Nguyễn Văn Nghinh dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng đã không còn cam chịu đói nghèo và không còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước ”. 

Khi có sự giúp sức của cộng đồng, giúp đỡ của các hội, đoàn thể ông Nghinh đã có ý thức vươn lên phát triển kinh tế gia đình, lòng tự trọng được khơi dậy và tư tưởng tư tưởng trông chờ, dựa dẫm vào sự hỗ trợ của Nhà nước đang dần được xóa bỏ, đặc biệt là góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định và bền vững của địa phương. Ông Nguyễn Văn Nghinh chính là một hộ tiêu biểu trong việc nỗ lực thoát nghèo tại địa phương, ông không chỉ thoát nghèo theo tiêu chí cũ mà theo chuẩn nghèo mới ông Nghinh cũng vẫn đảm bảo thoát khỏi ngưỡng nghèo.

Thu Nhài - Ngọc Nghĩa (Trung tâm TT – VH huyện Văn Yên)

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục