Trang A Lử - nghệ nhân khèn Mông trên non cao Suối Giàng

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/7/2024 | 7:54:06 AM

YênBái - Sinh ra, lớn lên ở xã Suối Giàng (Văn Chấn) - nơi có 98% dân số là người dân tộc Mông, ông Trang A Lử ở thôn Bản Mới, xã Suối Giàng là người giàu tình yêu với văn hóa Mông của dân tộc mình, nhất là với tiếng khèn Mông. Đó cũng là con đường đưa ông đến với danh hiệu nghệ nhân.

Nghệ nhân Trang A Lử biểu diễn tại không gian trưng bày văn hóa tại Đại hội dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn lần thứ IV, năm 2024.
Nghệ nhân Trang A Lử biểu diễn tại không gian trưng bày văn hóa tại Đại hội dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn lần thứ IV, năm 2024.

Nói về tiếng khèn, ông Trang A Lử say mê lắm. Ông bảo: "Với người Mông, tiếng khèn là sợi dây kết nối giữa thế giới hiện hữu với thế giới tâm linh; là nỗi lòng tự sự, là niềm vui, nỗi buồn riêng có. Và vì thế, những cây khèn được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành một phần văn hoá không thể thiếu của người Mông. Khèn có mặt trong hầu hết các hình thức sinh hoạt văn hóa của đồng bào Mông. Khèn là vật trung gian để con người trao đổi tâm tư, tình cảm. Trong lễ cúng thần linh, khèn là vật kết nối giữa thế giới thực và tâm linh. Trong hội xuân, khèn là vật bất ly thân của các chàng trai Mông; cây khèn và âm thanh du dương từ khèn là công cụ quan trọng để các chàng trai tỏ tình với cô gái…”.

Bởi tình yêu với tiếng khèn Mông, những năm 1985 - 1990, ông Trang A Lử đã theo học khèn Mông từ người cùng xã. Ông còn tự học sáo, nhị. Khi đã rành rọt về khèn, ông thường xuyên tham gia thổi khèn trong các đám tang, trong các lễ hội ở địa phương.

"Tôi thường xuyên được mời tham gia biểu diễn múa khèn, nhảy khèn phục vụ lễ hội, trong đám cưới, đám hỏi, làm mối mai và hát đối đáp trong đưa, đón dâu. Những lúc rảnh rỗi, tôi đều tranh thủ ôn luyện cho tiếng khèn, điệu nhảy của mình ngày một nhuần nhuyễn, xúc cảm; đồng thời, tìm hiểu, nghiên cứu thêm nhiều tư liệu liên quan đến tiếng khèn” - ông Trang A Lử cho hay.

Cũng bởi giàu tiếng yêu với văn hóa dân tộc, nghệ nhân Trang A Lử luôn tự nhủ với chính mình rằng không chỉ là bản thân am hiểu, nhuần nhuyễn tiếng khèn mà phải làm sao để góp phần gìn giữ tiếng khèn ấy cho thế hệ sau. Suy nghĩ ấy đã thôi thúc ông tập hợp và truyền dạy cho thế hệ trẻ về khèn Mông. Ban đầu, ông đã truyền dạy được cho 10 người trong xã Suối Giàng. Ông còn sưu tập, cung cấp tư liệu và tích cực cùng cấp ủy, chính quyền xã Suối Giàng gìn giữ, phát huy giá trị khèn Mông.

"Năm 2023, được sự tin tưởng của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, tôi được giao truyền dạy khèn cho 20 học viên tham gia Festival tại huyện Mù Cang Chải. Tôi cũng được giao truyền dạy khèn cho 20 học viên trong lớp học do nghệ nhân Giàng A Giao xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu mở tại Suối Giàng. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu, học tập, tôi đã truyền dạy cúng ma chay cho 24 người trong dòng họ” - nghệ nhân Trang A Lử chia sẻ.

Không chỉ truyền dạy tiếng khèn, điệu nhảy, nghệ nhân Trang A Lử còn truyền lửa tình yêu văn hóa với nhiều học trò. Bởi vậy, đến nay nhiều người trong xã Suối Giàng từng là học trò của ông đã và đang tham gia tích cực vào việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa khèn Mông, như: anh Mùa A Chua ở thôn Bản Mới; Giàng A Châu - thôn Giàng A; Giàng A Tủa - thôn Giàng A. "Đây là những học trò tiêu biểu, đang tích cực tham gia gìn giữ, biểu diễn múa khèn, thổi sáo, kéo nhị trong các lễ hội của địa phương, trong các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng, của gia đình” - nghệ nhân Trang A Lử phấn khởi kể.

Chứng kiến những học trò của mình thấu hiểu giá trị của bản sắc văn hóa, tích cực tham gia giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, nghệ nhân Trang A Lử càng có thêm động lực để tiếp tục gìn giữ những nét đẹp của tiếng khèn, điệu nhảy, tiếng sáo, nhị của người Mông.

Thu Hạnh

Tags Suối Giàng tiếng khèn Mông Văn Chấn chè Suối Giàng

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Công Đức - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Yên (thứ 5 từ trái sang) nhận khen thưởng tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến hội viên nông dân, hội viên cựu chiến binh, hội viên phụ nữ trong Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giai đoạn 2019 - 2024.

Với vai trò Phó Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Văn Yên, đồng chí Nguyễn Công Đức đã cùng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ HND huyện tích cực thực hiện và triển khai thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ)” tới đông đảo cán bộ, hội viên nông dân (HVND) và nhân dân.

Cựu chiến binh Hoàng Ngọc Đề (ngoài cùng, bên trái) chia sẻ về mô hình chăn nuôi đại gia súc với lãnh đạo Hội CCB huyện Yên Bình.

Sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, cựu chiến binh (CCB) Hoàng Ngọc Đề, sinh năm 1957, ở thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình đã nỗ lực vươn lên và trở thành tấm gương điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương.

Ông Lưu Văn Luận (bên trái) chăm sóc lồng cá nuôi trên hồ.

Nhớ lời Bác Hồ căn dặn “nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, ông Lưu Văn Luận - Trưởng thôn Phúc Đình, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên không chỉ nhiệt tình tham gia công tác xã hội mà còn gương mẫu đi đầu phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Ông Lê Văn Tích (bìa trái) phối hợp với lực lượng Công an phường tổ chức cho hộ kinh doanh tại chợ Nguyễn Phúc ký cam kết không vi phạm hành lang an toàn giao thông.

Hơn 20 năm nay, người dân phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái đã quen với hình ảnh người đàn ông chân chất, ngày ngày lặng lẽ, tận tụy với công việc, không quản ngại khó khăn, ngày đêm sát cánh cùng lực lượng công an phường bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục