Nghị lực vươn lên của một bệnh binh
- Cập nhật: Thứ sáu, 7/3/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Đó là anh Nguyễn Quang Bình, bệnh binh 2/3 ở thôn 8, xã Việt Thành huyện Trấn Yên. Năm 1978, anh tham gia quân ngũ, sau đó làm giáo viên của một trường quân sự đóng tại tỉnh Cao Bằng. Năm 1987, anh Bình trở về địa phương với tỷ lệ giám định sức khỏe mất 61%. Không cam chịu cảnh đói nghèo, bằng sức lao động của mình, từ một hộ gia đình nghèo, đến nay cuộc sống của gia đình anh Bình đã khá. Đó là nhờ anh đã biết phát triển mô hình kinh tế tổng hợp.
Năm 1994, anh nhận đấu thầu hơn 1 ha mặt nước đầm của xã, nuôi thả cá giống và cá thịt. Các loại chủ yếu là trắm cỏ, trôi, chép, hàng năm cất bán thu lãi 7 – 8 triệu đồng. Với 1 mẫu ruộng cấy 2 vụ, bình quân mỗi vụ, gia đình anh thu 1,8 – 2 tấn thóc, không những đủ ăn mà còn dư dật để phát triển chăn nuôi. Ban đầu từ 1.000m2 đất rừng, qua các năm, nhờ tích lũy đồng vốn và mua thêm đất rừng của các hộ trong thôn, đến nay diện tích đất rừng của anh đã phát triển lên 5 ha, được phủ kín bằng 8.000 cây keo.
Hàng năm anh trồng từ 4 – 5.000 gốc sắn để có thêm nguồn thức tinh chăn nuôi cá và trồng được gần 4 sào cỏ voi. Không những thế, anh Bình còn là một trong 8 hội viên trồng rừng của Hội CCB xã đầy nhiệt huyết và năng động. Khu rừng của Hội CCB xã đứng ra đảm nhận rộng 15 ha, trồng chủ yếu là keo, nay đã ở tuổi thứ 5, sinh trưởng tốt, sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kể trong một vài năm tới. Đàn gia súc của gia đình anh những năm trước khá phát triển, song hiện nay do thiếu nhân lực, anh chị chuyển sang phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm. Đầu năm 2007, anh trồng mới 1,5 mẫu dâu bằng giống mới Sa Nhị Luân và Quế Ưu 12. Qua nuôi tằm anh đã thu về tiền triệu.
Ngoài làm kinh tế giỏi, bệnh binh Nguyễn Quang Bình còn đứng ra nhận làm tổ trưởng tổ điện của thôn. Anh luôn được bà con trong thôn quý mến vì lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Với đà phát triển kinh tế như hiện nay, bình quân mỗi năm, gia đình anh Bình thu nhập đạt từ 25 – 30 triệu đồng. Nhờ chịu khó lao động, gia đình anh đã xây dựng được nhà xây kiên cố khang trang rộng rãi, sắm nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền. Anh Bình thật là người đáng khen ngợi!
Triệu Tuấn
Các tin khác
YBĐT - Câu nói đó rất xứng đáng được dành tặng cho bác Lê Đức Hải 70 tuổi, ở thôn Ngọn Đồng, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên (Yên Bái), hội viên Hội Người cao tuổi của huyện vì bác đã có những biện pháp làm kinh tế hiệu quả, làm giàu rất chính đáng và vì những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương. Từ việc thành lập xưởng thu mua, chế biến chè, bác đã được bà con nơi đây trìu mến gọi là “ông Hải chè”.
YBĐT - Ở bản Nả Háng B, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), mọi người đều biết đến ông Lù Khua Sử - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, một người (CCB) “giỏi việc Hội, ham học tập”.
YBĐT - Noọc San Hò là tên mà người Nùng đặt cho một loài chim rừng. Loài chim quý này được họ ví như vị chúa tể của những loài chim rừng biết hót. Noọc San Hò hót suốt từ lúc đón mặt trời, cho đến khi tiễn mặt trời đi ngủ; hót cả bốn mùa; hót rộn rã, hót réo rắt, véo von, trầm bổng, lắng sâu.
YBĐT - Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về hướng phát triển kinh tế mới của xã, ông Đặng Ngọc Khang – Chủ tịch UBND xã Giới Phiên, huyện Trấn Yên (Yên Bái) liền dẫn chúng tôi tới thăm mô hình trồng nấm của gia đình chị Nguyễn Thị Bình Yên ở thôn 2.