Người thương binh già đầy nghị lực

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ông Nguyễn Văn Tuân hiện đang cư trú tại thôn 3 Thanh Hùng, xã Tân Thịnh (thành phố Yên Bái). Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm giao thông viên rồi A trưởng du kích. Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng và được giao nhiệm vụ B trưởng Dân quân cơ động của xã, tham gia trực chiến đánh máy bay Mỹ ngay tại quê hương.

Mô hình chăn nuôi thỏ tại gia đình ông Phạm Đức Toàn ở tổ 30 phường Yên Thịnh (thành phố Yên Bái). (Ảnh: Thanh Nhàn)
Mô hình chăn nuôi thỏ tại gia đình ông Phạm Đức Toàn ở tổ 30 phường Yên Thịnh (thành phố Yên Bái). (Ảnh: Thanh Nhàn)

Trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, ông xung phong tòng quân vào Tiểu đoàn 4 Yên Ninh. Sau thời gian huấn luyện cấp tốc, ông được đề bạt A trưởng và cùng đơn vị “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, để lại hậu phương mẹ già và 3 con nhỏ. Sau 7 tháng hành quân xa đến miền Đông Nam bộ, ông được biên chế vào Trung đoàn 95 (Sư đoàn 9) chủ lực quân giải phóng miền Nam với cương vị A trưởng trinh sát. Mới từ Bắc vào, ông tranh thủ sự giúp đỡ của đồng đội để làm quen với địa hình hoạt động của đơn vị mình.

Qua gần 7 năm chiến đấu và công tác trên chiến trường B, C, ông đã hàng trăm lần dẫn đường cho đơn vị đánh thắng quân thù. Ngày 4/6/1973, trong khi dẫn đường cho xe tăng đánh V15 ở Xuân Lộc, ông bị nhiều vết thương và sức ép, chấn thương sọ não, đơn vị chuyển về tuyến sau điều trị, sau đó ông lại tiếp tục chiến đấu cho đến ngày giải phóng miền Nam. Ông trở về quê hương với hạng thương binh 4/4 năm 1976.

Sức yếu, luôn đau ốm khi trái nắng trở trời, hai tai bị điếc do thủng màng nhĩ nhưng ông không bi quan với sức khỏe mà luôn cố gắng tự rèn luyện để sức khỏe ổn định dần. Tuy vậy, cuộc sống gia đình vẫn túng thiếu vì 6 nhâu khẩu mà nhà chỉ có 4 sào ruộng không thể thoát nghèo được. Ông bàn với vợ và con tìm đến bạn bè học tập làm kinh tế VACR. Vợ ông lo ông tuổi cao, sức yếu làm sao đủ sức đảm nhận khoán, hơn nữa các con lớn đã ra ở riêng, chỉ bằng sức lao động của hai vợ chồng già và cậu con út liệu có làm nổi không? Thuyết phục mãi, cuối cùng vợ con đã cùng ông hạ quyết tâm nhận khoán ao nuôi cá và đồi rừng nơi heo hút, muỗi vắt nhiều vô kể.

Ngôi nhà cũ đóng cửa gửi hàng xóm, ông Tuân chuyển hẳn gia đình lên Khe Phay, dựng lán ở tạm để canh tác. Ông động viên gia đình cố gắng vượt qua gian khổ để làm ra sản phẩm với phương châm lấy ngắn nuôi dài. Toàn bộ cơ ngơi của ông nhận khoán và khai hoang đã hình thành nên mô hình kinh doanh tổng hợp gồm: 1 mẫu ao thả cá, trồng hơn 2 sào chè, 4 ha chè tai tượng, bạch đàn mô, 2.000 cây quế, 1 cánh rừng vầu, vài trăm khóm tre măng Bát Độ, luồng Thanh Hóa và trồng xen kẽ ngô, khoai, sắn, rau và chăn nuôi lợn, gà.

Thành quả lao động hơn 10 đổ mồ hôi công sức đã đưa đời sống kinh tế gia đình ông Tuân khá dần lên theo năm tháng. Vài năm gần đây, thu nhập từ VACR đã ổn định, gia đình có đời sống đầy đủ hơn nên sức khỏe của ông Tuân cũng đã hồi phục, có tiền đủ nộp thuế và các khoản đóng góp khác, mua sắm được nhiều đồ dùng đắt tiền như: xe máy, ti vi, quạt điện, giường tủ... Dự đoán chỉ khoảng 3 năm tới, ông sẽ thu bạc tỷ mô hình kinh tế của gia đình.

Ông Tuân lạc quan tâm sự: “Bây giờ chúng tôi già rồi, nhưng vẫn phấn đấu xây dựng kinh tế đi lên làm giàu theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt mình lại là đảng viên, đã từng chiến đấu cho nền độc lập dân tộc”.

Gương sáng đảng viên Nguyễn Văn Tuân – người cựu chiến binh gương mẫu, một thương binh giàu nghị lực đã để lại trong bà con xung quanh lòng mến phục trước ý chí vượt khó. Ông Tuân đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và ông cũng được UBND thành phố Yên Bái tặng giấy khen “Gia đình chính sách gương mẫu”.

Nguyễn Huy Hảo

Các tin khác

YBĐT - Tổ Tiết kiệm và Vay vốn số 7, phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ) được thành lập năm 2005, ban đầu chỉ có 26 hội viên, đến nay đã lên tới 47 hội viên với số vốn quản lý 314 triệu đồng. Để vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ đã tạo điều kiện giúp đỡ Tổ.

Đầu năm 2008, gia đình ông Định Văn Khang đã xuất bán 2 lứa lợn, thu gần 30 triệu đồng.

YBĐT - Rót mời tôi chén chè Bát tiên thơm hương, nước xanh “của nhà làm ra”, ông Định Văn Khang, Bí thư Chi bộ thôn Yên Minh bắt đầu câu chuyện với cái khó mà những người trồng chè ở Minh Bảo như gia đình ông đang gặp phải.

Ông Lường Văn Lếch (bên phải) đang giới thiệu mô hình trồng cà chua cho các hội viên Hội Người cao tuổi thị xã Nghĩa Lộ đến học tập.

YBĐT - Trong năm 2007, với 1.200m2 ông trồng được 3 vụ màu gồm: trồng dưa hấu, dưa chuột và cà chua. Trong đợt đầu ông trồng 1.200m2 dưa hấu với năng suất đạt 2 tấn quả, trừ các khoản chi phí ông thu về gần 10 triệu đồng/vụ. Sau vụ dưa hấu, ông tiếp tục trồng cà chua với 2 trà, là trà sớm và trà muộn. Trà sớm với diện tích 600m2, ông trồng từ ngày đầu tháng 9. Sau thời gian hơn 3 tháng ông đã có cà chua bán với giá trị thời điểm cao nhất bán tại vườn là 6.000 đồng/kg và giá rẻ nhất là 3.000đ/kg. Năng suất cà chua trà sớm rất cao và hình thức quả đẹp, sản lượng đạt được 6 tấn và số tiền thu về đạt trên 18 triệu đồng...

YBĐT - Nuôi nhím là một nghề rất mới. Nhím được xếp vào số các loài thú quý hiếm, thịt nhím được ưa chuộng và bán với giá rất cao. Thịt nhím nạc, ngọt thịt và được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, nhiều loại thuốc quý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục