Người phụ nữ Mường giàu nghị lực
- Cập nhật: Thứ hai, 27/10/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Bà Đinh Thị Mằn 53 tuổi, dân tộc Mường, cư trú ở thôn Ả Hạ xã Nghĩa Phúc (TX Nghĩa Lộ - Yên Bái), là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Từ một gia đình nghèo, nhưng bằng nghị lực của mình, gia đình chị đã tìm được hướng phát triển sản xuất vươn lên làm giàu.
Giữa những năm 1990 trở về trước, khi nhắc đến gia đình bà Mằn, cả thôn Ả Hạ đều biết đến đây là một gia đình thuộc diện nghèo nhất trong xã. Gia đình đông con, việc kiếm 2 bữa cơm hàng ngày đã khó thì việc học hành của các con lại càng khó hơn. Không đủ tiền đóng học phí, con cái phải bỏ học đi cày cuốc làm thêm phụ giúp gia đình. Năm 1996, khi Hội Phụ nữ xã tiến hành khảo sát những hộ hội viên phụ nữ nghèo sẽ được tham gia lớp học chuyển giao khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi, bà Mằn đã được tham gia lớp học do Tỉnh hội Phụ nữ mở tại xã Nghĩa Phúc với thời gian 2 tháng.
Vừa được học, lại được tạo điều kiện cho vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Bà mừng rơn như vớ được vàng "Nghèo nhiều rồi, giờ thử học làm giàu xem sao!" - Bà Mằn suy nghĩ như vậy. Không chần chừ, đắn đo, bà mạnh dạn vay 2 triệu đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng lúc bấy giờ là một món tiền lớn chẳng bao giờ bà dám nghĩ đến. Khi nắm bắt được phương thức và kỹ thuật chăn nuôi, bà mua liền 2 con lợn nái. Dưới bàn tay chăm bẵm cộng với kiến thức vừa được học đã được triệt để áp dụng như: chế độ ăn của chúng ra sao? Chuồng được xây dựng theo kiểu gì để lợn phát triển tốt? Cách phòng bệnh...
Sau 8 tháng, 2 con lợn nái cho mỗi lứa 9 con và mô hình chăn nuôi lợn nái bắt đầu hình thành. Một lứa rồi đến 2 lứa, lợn giống của Bà được chăm sóc tốt nên khách hàng ai cũng ưa và sinh lời cũng từ đấy. Vừa trả được tiền lãi vay của Hội, bà còn mua thêm 1 con lợn nái. Chỉ trong 3 năm, từ 1996 đến 1999 bà đã trả được toàn bộ tiền gốc và lãi cho Dự án tạo việc làm của Hội Phụ nữ tỉnh. Khi đã có đồng vốn quay vòng trong chăn nuôi, bà mua thêm một con lợn nái nữa. Mỗi năm, 4 con lợn nái của cho xuất chuồng 8 lứa, bình quân mỗi lứa là 10 con, gia đình khấm khá từ đó. Bên cạnh việc chăn nuôi, bà còn học thêm nghề cắt thuốc Nam cứu chữa cho bà con trong thôn, xã, đồng thời phát triển trồng lương thực, rau màu, trong đó trồng 2.000 m2 sắn và gieo cấy trên 2.500 m2 lúa, rau màu các loại...
Không cam chịu đói nghèo vươn lên làm giàu bằng chính đôi tay và khối óc của mình, đến nay, bà Mằn đã là một trong những hộ gia đình có thu nhập khá của xã. Đàn lợn nái trừ mọi chi phí chăn nuôi, hàng năm cho thu nhập trên 40 triệu đồng, cộng với nghề cắt thuốc Nam, trồng sắn, gieo cấy lúa, hoa màu, gà vịt... Tổng thu nhập của gia đình bà đã lên tới gần 80 triệu đồng/năm. Ngôi nhà nay đã được kiên cố và đã sắm được 2 chiếc xe máy cùng các tiện nghi đắt tiền...
Bà Mằn trở thành gương điển hình tiêu biểu của phong trào thi đua lao động, sản xuất "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của thị xã Nghĩa Lộ. Nhưng ý nghĩa nhất đối với bà Mằn chính là sự trưởng thành của con cái. Từ chỗ phải bỏ học đi làm thêm phụ gia đình, thì nay đều được học hành để đóng góp cho xã hội.
N.S
Các tin khác
YBĐT - Dưới nhà sàn của vợ chồng anh chị Hà Thị Dương, Lò Văn Xuân ở trên Chao Hạ 1 xã Nghĩa Lợi, (thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái), tiếng khung cửi, tiếng máy khâu và máy thêu đều đều. Qua đôi bàn tay khéo kéo của chị em phụ nữ, các hoa văn tinh tế hiện ra những đường nét thật đẹp trên khổ vải.
YBĐT - Hỏi về những chiến công trong chiến đấu, ông Tình lắc đầu. Hỏi đã khai hoang bao nhiêu đất hoang ở những vũng bom mìn chằng chịt để lấy đất sản xuất cho chính gia đình và hợp tác xã những năm chiến tranh vừa dứt, ông không nói. Hỏi ông đã bị thương và nghị lực sống? ông cũng chẳng trả lời. Chỉ biết rằng, những gì ông đã sống và lao động đến ngày hôm nay thì người dân trong cái thôn 11 xã Minh Quán (Trấn Yên) đều phải thừa nhận: "Ông Trần Xuân Tình không chỉ ngoan cường, mạnh mẽ trong bom đạn mà trong lao động ông cũng thật anh hùng".
YBĐT - Người con của dân tộc Mông được sinh ra trên cao nguyên Púng Luông, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) không chỉ nổi danh vượt khó thời niên thiếu mà nay đã trở thành một Anh hùng, một thầy thuốc giỏi, đó là bác sĩ Vàng A Sàng - Phó giám đốc, kiêm Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.
YBĐT - Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông Trương Thị Bắc, dân tộc Tày ở thôn 7, xã Yên Hưng, huyện Văn Yên luôn trăn trở một điều: "Thanh niên nông thôn phải làm thế nào? Làm gì để phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay?".