A Súa trồng rau trên đỉnh Suối Giàng

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/4/2011 | 9:09:33 AM

YBĐT - Nương rau xanh và sạch của người thanh niên trẻ Giàng A Súa đang mở ra cho Đảng uỷ, chính quyền xã Suối Giàng một hướng đi mới để chuyển đổi cơ cấy cây trồng góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

Giàng A Súa thăm nương rau.
Giàng A Súa thăm nương rau.

Chè Shan tuyết, cây ngô, cây lúa trước nay vẫn là những cây trồng quen thuộc với người Mông Suối Giàng (Văn Chấn). Nhưng giờ đây, bên cạnh con đường lên xã đã xuất hiện một một nương cây trồng rộng đến hai nghìn mét vuông, không phải ngô, chẳng phải lúa, mà là rau xanh với bí, dưa, cải cúc... và nhất là giống cải đắng bản địa.

Trông qua, đã thấy sự đầu tư cẩn thận, qui củ của người trồng rau, nương rau được rào, được cắm biển hẳn hoi. Những điều này, người dân Suối Giàng giờ mới thấy, khác hẳn với những luống rau lẻ tẻ trong vườn của một vài gia đình. Hỏi ra, không phải người Kinh nào lên đây trồng rau, mà chủ nhân của nương rau ấy là cậu thanh niên dân tộc Mông ở bản Giàng B, xã Suối Giàng có tên là Giàng A Súa, năm nay mới ngoài 20 tuổi.

Rau xanh là thứ thật khó vắng bóng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình, rau sạch lại càng là nhu cầu thiết thân. Suối Giàng khí hậu lạnh, rất phù hợp với rau cải nói riêng và việc trồng rau nói chung. Súa vẫn thấy mấy luống rau vườn nhà của người Mông nơi này ít được chăm sóc gì mà vẫn tốt, xanh non mơn mởn. Người dân, nhất là người Kinh dưới phố lên đây rất hay mua rau mang về, nhất là loại rau cải Mèo đắng. Vậy tại sao không trồng rau? - Súa nghĩ vậy.

Nghĩ là làm, xoay xỏa tìm vốn, 20 triệu đồng được Súa đổ vào nương rau từ thuê đánh luống, mua phân, bắc đường nước... Cuối năm 2010, nương rau của Súa bắt đầu hình thành với những giống rau của địa phương. Không những tìm hiểu lối trồng rau của bà con, Súa còn học hỏi thêm cách thức trồng rau sạch của Sa Pa, Đà Lạt rồi áp dụng vào thực tế đất đai, khí hậu của Suối Giàng.

Súa bảo: “Rau mình là rau sạch tự nhiên, tuyệt đối không dùng thuốc trừ sâu hay chất kích thích gì cả”. Nhờ chăm sóc đúng cách, cộng với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, những luống rau của Súa xanh non tươi tốt và bắt đầu cho xuất bán những lứa rau đầu tiên. Nhờ người chú đang làm việc ở dưới Hà Nội làm cầu nối, mỗi tuần, hai chuyến xe tải loại 1,5 tấn chở thẳng rau của Súa về Hà Nội đưa tới các siêu thị, nhà hàng với giá trung bình 20.000đ/kg.

Nhiều khách hàng ở các huyện, thị xung quanh cũng tìm đến Súa mua rau. Qua vụ đầu tiên, số tiền Súa thu được đủ để trả tiền nhân công, đầu tư mua giống mới và mở rộng diện tích. Súa đang dự tính tiếp tục thuê thêm đất của bà con để trồng rau.

Nhìn Súa làm, một số bà con có đất cạnh nương rau của Súa cũng bắt đầu học tập chuyển sang trồng rau, bà con cũng yên tâm vì Súa cam kết sẽ nhận bao tiêu toàn bộ lượng rau trồng. Cứ đà này, một vựa rau sạch sẽ được hình thành trên đất Suối Giàng như mong muốn và tính toán của Súa.

Nương rau xanh và sạch của người thanh niên trẻ Giàng A Súa đang mở ra cho Đảng uỷ, chính quyền xã Suối Giàng một hướng đi mới để chuyển đổi cơ cấy cây trồng góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

Thu Hạnh

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục