Gương sáng Bản Mù

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/5/2011 | 3:06:07 PM

YBĐT - Gia đình ông Giàng A Nhà ở thôn Mông Si, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, đã thoát khỏi đói giáp hạt là nhờ tích cực thâm canh, tăng vụ và biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Bà con người Mông tích cực sản xuất tăng vụ.
Bà con người Mông tích cực sản xuất tăng vụ.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em, sau khi ra ở riêng, bố mẹ chia cho mấy thửa ruộng và mảnh nương nhỏ để tăng gia sản xuất. Ban đầu vợ chồng ông phải đi làm công để tăng thu nhập duy trì cuộc sống. Sau đó, ông đã vận động vợ con khai hoang ruộng bậc thang để gieo cấy lúa nước, tích cực thâm canh cây ngô, lúa nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng thêm rau màu.

Ông Nhà tâm sự: “Tuy đất dốc, đất nghèo nhưng ở Bản Mù muốn làm giàu cũng không có gì là khó khăn lắm, chỉ sợ mình không dám làm mà thôi, nếu như chịu khó bỏ công sức đào mương dẫn nước về đắp bờ làm ruộng bậc thang, tích cực đầu tư thâm canh, tăng vụ và chăm bón tốt, năng suất sẽ đạt cao, cuộc sống sẽ thoát khỏi đói nghèo”.

Bằng những cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi của hai vợ chồng, sau nhiều năm cần mẫn khai phá đất, vợ chồng ông Giàng A Nhà đã có gần 2 ha ruộng bậc thang. Ông đưa các loại giống lúa có năng suất cao vào gieo cấy, hàng năm thu hoạch từ 5 - 6 tấn thóc.

Đến thôn Mông Si, bà con người Mông ai cũng nói: “Gia đình ông Nhà giờ đã khác xưa nhiều rồi, thóc làm một vụ có thể sử dụng trong vòng 2 - 3 năm, vẫn chưa hết và còn có nhiều trâu, bò, lợn gà lắm…”.

Khi đã có nhiều thóc, ông chỉ để lại trong nhà lượng thóc trữ đủ ăn trong năm, còn lại đem bán lấy tiền mua trâu, bò giống và lợn, gà về nuôi. Khi đàn gia súc, gia cầm phát triển, ông cũng chỉ để lại đủ nuôi để lấy sức cày kéo và phục vụ sinh hoạt cuộc sống trong hàng ngày. Số gia súc, gia cầm còn lại ông bán lấy tiền để mua sắm đồ dùng sinh hoạt trong gia đình và sửa chữa nhà cửa. Hiện nay, nhà ông có 3 con trâu, 4 con bò, 3 con ngựa, 20 con lợn và trên 70 con gia cầm. Bên cạnh đó, ông còn trồng gần 1 ha ngô nương để làm thức ăn cho chăn nuôi.

Từ hai bàn tay trắng nhờ biết cách làm ăn, đến nay, gia đình ông Nhà đã thoát khỏi cảnh đói nghèo và trở thành tấm gương sáng ở Bản Mù cho nhiều hộ gia đình người Mông vùng cao noi theo.

Sùng Đức Hồng

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục