Gương sáng cựu chiến binh

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/7/2011 | 9:26:34 AM

YBĐT - Đến thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải, nói đến chủ trang trại nuôi nhím ai cũng biết đó là ông Nguyễn Ngọc Tuyến ở tổ 4, bởi hiện tại ông đang sở hữu 24 đôi nhím giống và cũng là chủ một hợp tác xã khai thác vật liệu xây dựng cát, sỏi đã tạo dựng nên cơ nghiệp.

Ông Nguyễn Ngọc Tuyến đang chăm sóc một đôi nhím giống.
Ông Nguyễn Ngọc Tuyến đang chăm sóc một đôi nhím giống.

Sinh ra và lớn lên ở xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, sau 5 năm đi làm nghĩa vụ quân sự tại Sư đoàn 304 ở Lạng Giang (tỉnh Hà Bắc cũ), chàng thanh niên  Nguyễn Ngọc Tuyến đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc và được phục viên trở về quê hương.

Năm 1984, chàng thanh niên quê lúa Thái Bình này tiếp tục lên đường và đến nhận công tác tại Công ty Xây dựng Cầu Yên Bái. Đến năm 1991, ông Tuyến đưa vợ con lên huyện vùng cao Mù Cang Chải sinh sống. Ban đầu mới lên, gia đình ông buôn bán nhỏ, đến khi có được số vốn kha khá ông nghĩ cách phải làm thế nào để đồng tiền sinh thêm lợi nhuận.

Theo đó, ông đã dùng số vốn mà vợ chồng đã nhiều năm dành dụm và tiết kiệm được mua đất làm nhà ở, làm quán buôn bán… Từ đó thu nhập của gia đình ngày càng cao hơn, không dừng lại ở đó, tranh thủ những tiềm năng sẵn có như cát, sỏi, đất đồi, ông tiếp tục mở rộng phạm vi kinh doanh. Là hội viên của Hội Cựu chiến binh huyện Mù Cang Chải, ông đã vay thêm vốn từ Hội Cựu chiến binh huyện và Ngân hàng Chính sách - Xã hội về để đầu tư tiếp cho trang trại của mình.

Năm 2007, ông Nguyễn Ngọc Tuyến đã đứng ra thành lập Hợp tác xã Quyết Thắng chuyên khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá và một số vật liệu khác. Đồng thời, ông còn mở một cây xăng ngay thị trấn để phục vụ bà con.

Là người hay đọc báo, nghe đài và xem truyền hình ông đã nắm bắt được nhu cầu hiện nay với nhiều đặc sản quý giá ở vùng cao như thị gà đen, thắng cố ngựa ô, lợn rừng… nhưng ông đã quyết định chọn hướng nuôi nhím thương phẩm. Ban đầu ông mua một đôi về nuôi để nhân giống, rồi phát triển dần đến nay trang trại của ông đã lên đến 24 đôi nhím giống, chưa kể nhím thương phẩm ông đã cung cấp cho thị trường. Gặp chúng tôi, ông cho biết: “Nuôi nhím lợi nhuận rất cao và rất dễ nuôi bởi vì nhím là loài gặm nhấm cho nên nó chỉ ăn các loại rau, củ và quả như bí, dưa chuột, củ khoai, dây lang…”.

Từ phát triển kinh tế, dịch vụ, mỗi năm gia đình ông Tuyến thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng. Nhờ đó mà ông đã xây được một ngôi nhà 3 tầng kiên cố, có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, mua được 1 chiếc ôtô tải để vận chuyển hàng và nguyên vật liệu. Ngoài việc làm giàu cho mình, cơ sở kinh doanh của ông còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người trong khu vực, chủ yếu là bà con người dân tộc Mông và dân tộc Thái trong thị trấn. Ông Tuyến tâm sự: “Tôi sẽ tiếp tục đầu tư vốn liếng làm gạch bằng việc san gạt quả đồi gần đây sau đó lấy mặt bằng làm nền nhà…”.

Là một cựu chiến binh, đi đôi với việc khai thác, kinh doanh nguyên vật liệu, hàng tháng, hàng quỹ, ông luôn tham gia đóng thuế đầy đủ theo quy định của Nhà nước. Hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Tuyến là một trong những tấm gương hội viên Hội Cựu chiến binh có chí làm giàu trong phong trào thi đua yêu nước, tích cực phát triển kinh tế và tích cực tạo công ăn việc làm, giúp người dân ở huyện vùng cao Mù Cang Chải xoá đói giảm nghèo, đóng góp xây dựng quê hương giàu đẹp.

Chí Sinh

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục