Ông Chiến làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/8/2011 | 10:04:28 AM

YBĐT - Với niềm đam mê, chịu khó học hỏi, cách thức chăn thả khoa học, đến nay, mô hình nuôi ba ba của ông Chiến đã và đang phát triển tốt, mỗi con giống đều có cân nặng gần 3 kg, giá thành phẩm bán ra trên thị trường hiện nay là 2,3 triệu đồng/1 kg.

Ông Chiến (áo nâu thứ 2 từ trái sang) đang giới thiệu mô hình nuôi ba ba sinh sản với cán bộ Hội Nông dân huyện Văn Chấn, thị trấn nông trường Nghĩa Lộ.
Ông Chiến (áo nâu thứ 2 từ trái sang) đang giới thiệu mô hình nuôi ba ba sinh sản với cán bộ Hội Nông dân huyện Văn Chấn, thị trấn nông trường Nghĩa Lộ.

Trải qua bao thăng trầm cuộc sống, vật lộn với nhiều công việc, từ người công nhân cơ khí, đến thợ sửa chữa xe đạp, xe máy... nhưng phải đến khi bước sang tuổi lục tuần, ông Nguyễn Văn Chiến 63 tuổi ở tổ dân phố 6A, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ (Văn Chấn) mới thực sự thành công trong việc tìm hướng phát triển kinh tế gia đình.

Sinh ra trong một gia đình đông anh em ở xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), đầu năm 1968, theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới, ông Chiến lên làm công nhân Nông trường chè Nghĩa Lộ - thị trấn nông trường Nghĩa Lộ (Văn Chấn), đến tháng 4/1968 nhập ngũ và tham gia đơn vị 18, Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 đóng tại Xiêng Khoảng - Lào.

Tháng 6/1973 chuyển về Nông trường Nghĩa Lộ làm công nhân lái máy kéo, máy xúc và đến năm 1984 thì nghỉ chế độ. Lúc bấy giờ, đời sống kinh tế của nhân dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, gia đình ông cũng không ngoại lệ. Lần lượt 3 đứa con ra đời, cuộc sống gia đình ông càng trở lên khó khăn hơn.

Thiếu thốn, chạy ăn từng bữa, bữa này chưa có đã phải lo cho bữa sau, cùng với đồng lương ít ỏi của ông và vợ cũng không đủ nuôi 5 miệng ăn. Xoay sở, nghĩ suy, tìm cách đưa gia đình thoát khỏi nghèo đói luôn thường trực trong ông. Với chút ít kinh nghiệm trong nghề sửa chữa máy xúc, máy ủi, cơ khí khi còn làm công nhân nông trường, ông đã mở cho mình một cửa hàng nhỏ sửa chữa xe đạp, xe máy.

Gần 20 năm gắn bó với nghề sửa chữa, tần tảo, chịu khó cùng đồng lương hưu ít ỏi của 2 vợ chồng ông cũng đã phần nào đảm bảo được nhu cầu cuộc sống gia đình, nhất là chăm lo cho con cái học hành thành đạt.
“Cuối năm 2009, gia đình chúng tôi đã nhất trí với phương án nuôi ba ba. Do thời gian rảnh rỗi nhiều, tôi đã mua sách về nghiên cứu, chủ động xuống các hộ gia đình ở Ba Khe có kinh nghiệm nuôi ba ba để học tập”. Ông Chiến cho biết. Với diện tích đất rộng trên 300 m2, lại tiện nguồn nước sạch, ông Chiến đã đào ao để thả ba ba. Được con cái giúp đỡ về vốn cộng với vay mượn bạn bè, anh em, ông đã đầu tư mua 60 cặp ba ba sinh sản, tương đương với 180 con giống giá 700 triệu đồng.

Ông Trần Thế Vinh - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ cho biết: “Gia đình ông Chiến là người tiên phong nuôi ba ba đầu tiên của thị trấn, từ khi bắt tay vào công việc mới, tôi thấy ông vui vẻ, hoạt bát hơn, tìm ra niềm đam mê của mình. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đều ủng hộ, vừa rồi, Hội Nông dân của Thị trấn cũng tạo điều kiện cho ông vay trên 20 triệu đồng để mở rộng mô hình chăn nuôi”.

Nuôi ba ba là một công việc không hề đơn giản và độ rủi ro cũng khá cao, đòi hỏi người nuôi ngoài đam mê còn phải đảm bảo các bước về kỹ thuật chăm sóc, phát hiện kịp thời các triệu chứng ban đầu của bệnh dịch “Khi mà ba ba bò lên trên bèo nằm mà không chịu xuống nước, hoặc có những nốt nhỏ bằng hạt ngô trắng tinh như bã đậu xuất hiện ở chân, tay thì đó là biểu hiện của ba ba bị bệnh và nhiễm nấm. Người nuôi ba ba còn phải thận trọng với việc các con đực đánh nhau để tranh giành con cái dẫn đến xây xước ngoài da... phải nhanh chóng điều trị cho chúng.” ông Chiến chia sẻ.

Bên cạnh đó, phải chú ý đến nguồn nước trong ao, không được để nước xà phòng, nước rửa chén bát chảy xuống; các loại thức ăn như cá, giun, ốc sên... phải cho vào sàng để xuống, khi ba ba ăn hết thì vớt các loại xương, rác thải còn lại tránh gây ô nhiễm có như vậy mới đảm bảo cho ba ba sinh trưởng phát triển tốt; đồng thời phải đảm bảo nhiệt độ trong ao, nhất là mùa đông luôn thả nhiều bèo, có phông, bạt và ánh điện để sưởi cho chúng...

Khi chúng tôi hỏi từ khi nuôi ba ba đến nay ông đã để chết con nào chưa? ông Chiến khẳng khái: “một tháng chết 1 đến 2 con là chuyện thường đối với người nuôi, đối với tôi thì cũng không tránh khỏi, tính cả đợt vừa rồi bán 3 cặp giống thì hiện nay tôi còn 55 cặp...”

Với niềm đam mê, chịu khó học hỏi, cách thức chăn thả khoa học, đến nay, mô hình nuôi ba ba của ông Chiến đã và đang phát triển tốt, mỗi con giống đều có cân nặng gần 3 kg, giá thành phẩm bán ra trên thị trường hiện nay là 2,3 triệu đồng/1 kg. 55 cặp bằng 165 con giống tính theo trọng lượng bằng 990 kg cho tổng thu nhập trên 1 tỷ đồng. Đó là chưa kể, tới đây các cặp ba ba của ông sẽ bắt đầu sinh sản mà hiện nay trên thị trường giá ba ba giống mới sinh sản là 550 đến 700 nghìn đồng/con. Ông Chiến tâm sự: “Về đầu ra của ba ba con thì không phải lo lắng vì các tư thương đã đến tận nhà để đặt mua khi còn đang ấp. Các cặp ba ba của tôi cũng đã sinh sản nhưng chưa cho ấp vì tỷ lệ thành công không cao nhất là ba ba lần đầu sinh sản. Nó chỉ thành công và cho giá trị khi mà các cặp giống được nuôi từ 5 đến 7 năm...”.

Tuy đến với nghề nuôi ba ba hơi muộn, song với ông Chiến thì đó là một niềm vui không gì sánh được bởi ông đã tìm ra cho mình niềm đam mê lớn sau nhiều năm trăn trở, kiếm tìm.

Ngọc Sơn

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục