Người quét chợ

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/9/2011 | 3:20:35 PM

YBĐT - Đó là ông Nguyễn Văn Quyết trú tại tổ 24, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái. Ông sinh năm Mậu Thìn (1928) đến nay đã tròn 83 tuổi. Ông được UBND phường và bà con tín nhiệm giao nhiệm vụ quản lý chợ Nam Cường. Cái chức này bao gồm cả quản lý và quét chợ hàng ngày.

Khu trung tâm thành phố Yên Bái hôm nay.
(Ảnh: Thu Trang)
Khu trung tâm thành phố Yên Bái hôm nay. (Ảnh: Thu Trang)

Ngày nào cũng hai lần cùng chiếc gậy đi bộ thể dục qua cửa nhà tôi, vẫn nụ cười đôn hậu nhưng chậm rãi. Cách đây ba năm, ông Quyết được UBND phường và bà con tín nhiệm giao nhiệm vụ quản lý chợ Nam Cường. Cái chức này bao gồm cả quản lý và quét chợ hàng ngày.

Những năm 80 của thế kỷ trước khi dân cư còn thưa thớt, chỉ có một số hộ ngồi bán mớ rau, củ sản và các sản vật khác do nhà làm ra, giá bán thì đắt đỏ nên mọi người thường gọi địa danh này là “ngã “tư cưa”. Kẻ bán người mua muốn ngồi đâu thì tuỳ, thật là tự do kiểu tá điền kinh doanh buôn bán nhỏ. Thế rồi sau khi chiến tranh biên giới nổ ra, bà con ở Lào Cai đổ về Yên Bái định cư, chợ Nam Cường dần trở nên nhộn nhịp, đông đúc và đa dạng hàng hoá. Đầu những năm 90 tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nóng dần và trở nên bức xúc. Trung ương thành lập Ban chỉ đạo ATGT, địa phương thành lập ban ATGT cấp tỉnh. Khi đó Ban ATGT chủ yếu do hai ngành công an và giao thông vận tải thường trực.

Tuy vậy, khu ngã tư Nam Cường chợ họp tràn lan, luôn gây ách tắc giao thông. Các cấp chính quyền cũng trở nên bức bối nhưng lúng túng trong quản lý. Trong các buổi làm việc với chính quyền địa phương, ngành giao thông vận tải đặt vấn đề tăng cường quản lý các chợ họp trên đường trong đó có chợ Nam Cường thuộc thành phố Yên Bái. Biết bao câu hỏi đặt ra, quản lý như thế nào, kinh phí duy trì ở đâu vì vốn dĩ chợ ở Việt Nam là tự phát. Biết trước khó khăn này, ông Quyết xin nhận nhiệm vụ quản lý và quét chợ Nam Cường.

Việc đầu tiên ông nghĩ là làm thế nào để mọi người bán hàng phải vào chợ. Trước tiên, ông báo cáo phường bố trí đất họp chợ. Sau đó, ông động viên mọi người làm lán chợ. Lúc đầu là lán lá cọ, cột tre chôn, bàn tự chế. Vào chợ rồi nhưng trong chợ không có điện, trời mưa lầy bùn mọi người ngại không vào, ông báo cáo phường cho đổ bê tông lối đi và trang bị một số bóng điện. Tuy nhiên, chỉ một số hộ bán hàng khô, hàng thịt thì ngồi cố định. Còn hàng rau là khó quản nhất vì đều là dân “hai sọt” bán rong.

Làm dâu trăm họ chẳng biết thế nào cho vừa, việc ông ông cứ làm, cần mẫn như người thợ in cho ra đủ các trang sách mới thôi. Từ khi có Nghị định 36/NĐ-CP của Chính phủ ban hành, ông biết họp chợ dưới lòng đường là vi phạm luật ATGT, bản thân những người họp chợ cũng sợ chứ không chỉ riêng ông. Ông sắm cái còi từ sáng chí tối cứ ai đứng mua bán dưới lòng đường là ông thổi. Khi tiếng còi của ông vang lên mọi người đổ xô nhìn vào, đối tượng bán hàng buộc phải đi, không đi ông lôi vào trong chợ. Năm 1998 khi mẹ tôi còn sống bà cũng thường xuyên đi chợ.

Một hôm, tôi vừa về đến nhà thì thấy mẹ lững thững bước vào nhà với vẻ mặt không vui. Tôi hỏi mẹ hôm nay có chuyện gì vậy, mẹ tôi bảo: Tao bị thu quang gánh rồi. Tôi vội vàng hỏi: Thế mẹ có nói gì ông Quyết không? Mẹ nói: Tao không nói gì, chỉ bảo ông thu thì thu, rồi tao về đây. Tôi vội vàng đạp xe ra chợ, nhìn thấy tôi, ông hỏi ngay: Ra xin quang gánh cho bà hả? Tôi cười trả lời: Vâng ạ. Ông cho cháu xin cho bà cháu. Ông cười nói: Lần sau bảo bà đi chợ thì vào trong ngồi, nếu không bọn trẻ nó bắt chước thì không hay.

Thời gian đầu tiên làm việc và vào những ngày lễ mệt lắm, ông không kịp về nhà ăn cơm và nuốt cũng không nổi. Khi đó ông vẫn thấy vui vì công việc mình làm không vô ích. Những buổi tối khi các bà thu dọn hàng về nghỉ thì cũng là lúc ông phải dọn rác chợ. Những ngày trời nắng đã đành, những ngày mưa thì cực vô cùng, ông phải đi sớm, moi rác ở các cửa cống chợ không để tắc gây úng ngập và mùi hôi thối cho bà con.

 Sau 10 năm làm nghề, chợ mỗi ngày mỗi đông, ông lại đề nghị UBND phường cho đầu tư xây dựng. Phường đồng ý. Từ 2000-2003, chợ Nam Cường được xây dựng khang trang theo dạng ngoài ki ốt, trong các ô chợ và có chia lô các gian hàng từ đồ tươi sống đến hàng khô tương đối hợp lý. Việc quản lý cũng khoa học hơn, bà con đi chợ thoải mái hơn. Khu vực chợ Nam Cường không còn hiện tượng vi phạm trật tự ATGT nữa. Hàng năm, ông đều được khen thưởng và là gương điển hình về quản lý chợ cấp thành phố.

Mọi người giờ đây thường gọi ông bằng cái tên thân mật cụ Quyết. Tôi đã gặp ông nhiều lần nhưng chưa có dịp nay mới hỏi được ông xem phường bồi dưỡng hàng tháng ông được bao nhiêu. Ông Quyết cười: Không đáng là bao chú ạ, chỉ có 500.000đ thôi! Làm để cho vui và phục vụ bà con mà! Tôi giật mình, từ lúc chợ có vài người họp, nay có hàng trăm ki ốt lớn bé, hàng nghìn người ra vào chợ mỗi ngày và kể từ khi ông Quyết nghỉ hưu, phường bố trí tới ba người thay phiên trực mà còn vất vả, thế mới thấy được công sức của ông bỏ ra trong 20 năm trời.

Tôi là người hay đi chợ nhưng chưa nghe thấy ai phàn nàn về ông. Từ năm 2010, phường cho ông nghỉ vì tuổi đã cao. Trở về với đời thường ông vẫn không quên được nghề quét chợ. Mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối khi đi bộ qua chợ ông lại đứng ngắm chợ hồi lâu và nhớ về thời quét chợ ngày xưa. Việc làm của ông tuy nhỏ nhưng vô cùng có ý nghĩa với công tác ATGT hôm nay.

 Mai Văn Bộ

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục