Làm giàu từ nghề nuôi cá nheo

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/9/2011 | 10:08:36 AM

YBĐT - “Năng động và dám nghĩ dám làm” là nhận định của những ai đã từng đến thăm cơ sở nuôi cá của gia đình anh Nguyễn Văn Bình - ở xã Vũ Linh huyện Yên Bình. Là một trong những hộ mạnh dạn đi đầu trong việc phát triển giống cá nheo với số lượng lên tới vài nghìn con.

Anh Nguyễn Văn Bình bên lồng nuôi các nheo của gia đình.
(Ảnh: Thanh Phúc)
Anh Nguyễn Văn Bình bên lồng nuôi các nheo của gia đình. (Ảnh: Thanh Phúc)

Sau nhiều năm lăn lộn với đủ nghề nhưng những công việc chỉ mang tính thời vụ. Lênh đênh trên hồ đánh bắt cá tôm, cuộc sống vẫn không đủ ăn, anh Bình lại đi làm thuê làm mướn công việc lúc có lúc không nên anh quyết định chuyển hướng hùn vốn cùng bạn bè đi buôn. “ Tiền cũng kiếm được nhưng may rủi chẳng biết thế nào, lúc có sức khỏe thì có tiền, lúc ốm đau thì cực lắm vì tính ra làm cũng chỉ đủ miếng ăn. Công việc phải suốt ngày nay đây mai đó”. Anh Bình tâm sự. Bởi vậy luôn mong muốn cho mình có một cái nghề ổn định, phát triển lâu dài.

Năm 2010, được nghe thông tin về giống cá nheo, loại cá đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao được huyện đưa vào nuôi thử nghiệm, anh bắt đầu tìm hiểu qua các kênh thông tin thấy cá nheo là loài cá nước ngọt, ở địa phương lại chưa có ai nuôi, cách chăm sóc khá đơn giản và đặc biệt là cá nheo có khả năng chống chịu bệnh tốt. Nắm được tiềm năng thế mạnh của vùng nơi mình sinh sống đó là: có diện tích mặt nước hồ rộng, sạch nên khá thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Bắt tay vào công việc mới với niềm tin, hi vọng sẽ thành công.

Đầu tiên anh nuôi thử nghiệm 10 lồng cá nheo theo dự án của Chi cục thủy sản tỉnh. Cẩn thận từ việc lựa chọn con giống đến việc chăm sóc và phòng bệnh. Theo anh Bình thì công việc không khó nhưng cần sự tỉ mỉ và cẩn thận. Môi trường sống của cá yêu cầu phải sạch, hàng ngày anh phải vệ sinh lồng bằng cách vớt sạch rác và thức ăn thừa, thức ăn của cá nheo chủ yếu là cá tép, tôm, cua… lượng thức ăn cho cá phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể. Cá nheo khoảng 1,5 - 2 kg là có thể xuất bán, với giá 150. 000 đồng/kg. Thời gian khoảng 5 -6 tháng là cá vào vụ, vụ cá đầu tiên anh Bình đã thu về trên 100 triệu đồng trừ các khoản chi phí tính ra anh cũng lãi được trên 50 triệu đồng.

Bước đầu thấy được hiệu quả của việc nuôi cá nheo anh quyết định đầu tư, mở rộng diện tích nuôi. Nhanh nhạy trong việc nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, năm 2011 anh Bình xây dựng đề án mở rộng chăn nuôi trình lên lãnh đạo các ngành chức năng để xin nhận 50 ha diện tích mặt nước vừa để sử dụng, vừa bảo vệ, quản lí.

Nguồn vốn tự có không nhiều anh mạnh dạn vay ngân hàng cùng sự giúp đỡ của anh em bạn bè phát triển thêm lồng cá. Hiện nay anh Bình đang sở hữu 20 lồng cá bằng tre và 16 lồng lưới. Mỗi lồng tre số lượng cá là 200 con. Ước tính vụ thu hoạch tới anh sẽ xuất khoảng trên 3 tấn cá thu về gần 500 triệu đồng. Ngoài ra anh còn nuôi thêm 1.000 con gà, giống gà ta, chất lượng.

Để có được thành công ban đầu, anh Bình không chỉ thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, tiếp cận khoa học kỹ thuật do Chi Cục Thủy sản tỉnh phối hợp với Phòng Nông Nghiệp huyện Yên Bình tổ chức mà còn không ngừng tìm hiểu, củng cố kiến thức chăn nuôi thông qua báo, đài, chủ động nguồn tiêu thụ... Với suy nghĩ thật giản dị không gì bằng việc được làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Anh Bình chia sẻ: “Thời gian tới tôi định sẽ mở rộng thêm diện tích, đồng thời nghiên cứu, nuôi thử nghiệm một số loài thủy sản khác nữa như cá quất, ba ba… Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như giúp đỡ các hộ trong và ngoài tỉnh có nhu cầu chăn nuôi và phát triển cá nheo”.

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục