Làm giàu từ nghề nuôi cá nheo

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/9/2011 | 10:08:36 AM

YBĐT - “Năng động và dám nghĩ dám làm” là nhận định của những ai đã từng đến thăm cơ sở nuôi cá của gia đình anh Nguyễn Văn Bình - ở xã Vũ Linh huyện Yên Bình. Là một trong những hộ mạnh dạn đi đầu trong việc phát triển giống cá nheo với số lượng lên tới vài nghìn con.

Anh Nguyễn Văn Bình bên lồng nuôi các nheo của gia đình.
(Ảnh: Thanh Phúc)
Anh Nguyễn Văn Bình bên lồng nuôi các nheo của gia đình. (Ảnh: Thanh Phúc)

Sau nhiều năm lăn lộn với đủ nghề nhưng những công việc chỉ mang tính thời vụ. Lênh đênh trên hồ đánh bắt cá tôm, cuộc sống vẫn không đủ ăn, anh Bình lại đi làm thuê làm mướn công việc lúc có lúc không nên anh quyết định chuyển hướng hùn vốn cùng bạn bè đi buôn. “ Tiền cũng kiếm được nhưng may rủi chẳng biết thế nào, lúc có sức khỏe thì có tiền, lúc ốm đau thì cực lắm vì tính ra làm cũng chỉ đủ miếng ăn. Công việc phải suốt ngày nay đây mai đó”. Anh Bình tâm sự. Bởi vậy luôn mong muốn cho mình có một cái nghề ổn định, phát triển lâu dài.

Năm 2010, được nghe thông tin về giống cá nheo, loại cá đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao được huyện đưa vào nuôi thử nghiệm, anh bắt đầu tìm hiểu qua các kênh thông tin thấy cá nheo là loài cá nước ngọt, ở địa phương lại chưa có ai nuôi, cách chăm sóc khá đơn giản và đặc biệt là cá nheo có khả năng chống chịu bệnh tốt. Nắm được tiềm năng thế mạnh của vùng nơi mình sinh sống đó là: có diện tích mặt nước hồ rộng, sạch nên khá thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Bắt tay vào công việc mới với niềm tin, hi vọng sẽ thành công.

Đầu tiên anh nuôi thử nghiệm 10 lồng cá nheo theo dự án của Chi cục thủy sản tỉnh. Cẩn thận từ việc lựa chọn con giống đến việc chăm sóc và phòng bệnh. Theo anh Bình thì công việc không khó nhưng cần sự tỉ mỉ và cẩn thận. Môi trường sống của cá yêu cầu phải sạch, hàng ngày anh phải vệ sinh lồng bằng cách vớt sạch rác và thức ăn thừa, thức ăn của cá nheo chủ yếu là cá tép, tôm, cua… lượng thức ăn cho cá phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể. Cá nheo khoảng 1,5 - 2 kg là có thể xuất bán, với giá 150. 000 đồng/kg. Thời gian khoảng 5 -6 tháng là cá vào vụ, vụ cá đầu tiên anh Bình đã thu về trên 100 triệu đồng trừ các khoản chi phí tính ra anh cũng lãi được trên 50 triệu đồng.

Bước đầu thấy được hiệu quả của việc nuôi cá nheo anh quyết định đầu tư, mở rộng diện tích nuôi. Nhanh nhạy trong việc nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, năm 2011 anh Bình xây dựng đề án mở rộng chăn nuôi trình lên lãnh đạo các ngành chức năng để xin nhận 50 ha diện tích mặt nước vừa để sử dụng, vừa bảo vệ, quản lí.

Nguồn vốn tự có không nhiều anh mạnh dạn vay ngân hàng cùng sự giúp đỡ của anh em bạn bè phát triển thêm lồng cá. Hiện nay anh Bình đang sở hữu 20 lồng cá bằng tre và 16 lồng lưới. Mỗi lồng tre số lượng cá là 200 con. Ước tính vụ thu hoạch tới anh sẽ xuất khoảng trên 3 tấn cá thu về gần 500 triệu đồng. Ngoài ra anh còn nuôi thêm 1.000 con gà, giống gà ta, chất lượng.

Để có được thành công ban đầu, anh Bình không chỉ thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, tiếp cận khoa học kỹ thuật do Chi Cục Thủy sản tỉnh phối hợp với Phòng Nông Nghiệp huyện Yên Bình tổ chức mà còn không ngừng tìm hiểu, củng cố kiến thức chăn nuôi thông qua báo, đài, chủ động nguồn tiêu thụ... Với suy nghĩ thật giản dị không gì bằng việc được làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Anh Bình chia sẻ: “Thời gian tới tôi định sẽ mở rộng thêm diện tích, đồng thời nghiên cứu, nuôi thử nghiệm một số loài thủy sản khác nữa như cá quất, ba ba… Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như giúp đỡ các hộ trong và ngoài tỉnh có nhu cầu chăn nuôi và phát triển cá nheo”.

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Các tin khác
Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Bà Phạm Thị Nhâm với mô hình nuôi gà theo hướng hàng hóa quy mô lớn.

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.

Chị Liên mang sách đến với các em nhỏ vùng cao Trạm Tấu qua hoạt động xe thư viện lưu động.

Trong khuôn khổ Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VI và phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức, chị Nguyễn Thị Bích Liên - cán bộ Thư viện tỉnh Yên Bái vinh dự nhận được Giải thưởng “Phát triển văn hóa đọc”. Đây là sự ghi nhận cho những đóng góp xuất sắc của chị trong việc thúc đẩy văn hóa đọc và tạo ra một môi trường đọc sách thân thiện trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục