Gặp nhà sáng chế “không bằng”

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/3/2012 | 2:59:17 PM

YBĐT - Sinh ra và lớn lên trên vùng đất sắn Văn Yên, ngay từ nhỏ, Cấn Trọng Đức (khu 2, thị trấn Mậu A) đã được tiếp xúc với nghề cơ khí. Thế rồi, bằng niềm say mê, sáng tạo, Đức đã sáng chế ra chiếc máy thái sắn góp phần giải phóng sức lao động cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế của cây sắn trên vùng đất quê hương.

Anh Đức đang giới thiệu sản phẩm với khách hàng.
Anh Đức đang giới thiệu sản phẩm với khách hàng.

Nằm trên đường Lý Thường Kiệt, ngôi nhà kiêm xưởng cơ khí chính là nơi mà người cha, người thầy của Đức là ông Cấn Xuân Phương đã hun đúc, truyền dạy cho anh những bài học đầu tiên. Với bản tính cần mẫn, ham học hỏi chẳng mấy chốc chàng thanh niên Cấn Trọng Đức (sinh năm 1977) này đã có thể tự mình làm nên những sản phẩm nông cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Năm 2000, sau khi tốt nghiệp Đại học Thể dục thể thao - Từ Sơn (Bắc Ninh), Đức trở về làm việc tại Phòng Văn hóa - Thông tin huyện. Dù công việc chuyên môn bận rộn nhưng với niềm đam mê, khi rảnh rỗi Đức vẫn tranh thủ cùng gia đình làm cơ khí.

Thời gian này, huyện Văn Yên có chủ trương đưa cây sắn cao sản vào sản xuất thay thế giống sắn địa phương đã tạo cho cây sắn nơi đây một vị thế mới, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Thị trường tiêu thụ sắn không ngừng được mở rộng, đặc biệt là mặt hàng sắn khô. Cũng từ đây các lò sấy sắn lát khô mọc lên như nấm, tuy nhiên thái sắn thủ công rất vất vả, năng suất thấp lại tốn thời gian, trong khi mỗi lần lên lò phải có đủ 10 tấn sắn tươi.

Trăn trở với những khó khăn của người trồng sắn, sẵn có tay nghề gò, hàn và sự động viên của bà con làng xóm Đức, bắt tay vào thực hiện dự định của mình. Sau những ngày miệt mài, với nhiều đêm thức trắng làm việc tại xưởng, chiếc máy thái sắn đầu tiên đã được ra đời. Tuy nhiên, chiếc máy này chỉ có công suất thái 5 tạ sắn tươi/giờ và chỉ có thể cho từng củ vào máy.

Nhận thấy máy còn nhiều yếu điểm chưa đáp ứng được nhu cầu giải phóng sức lao động cho người dân, Đức quyết tâm thực hiện cho được ước mơ của mình. Ngày ngày, sau giờ làm việc, Đức lại lao vào kẻ vẽ, thiết kế và tính toán tốc độ rơi của sắn, chu kỳ quay của lưỡi cắt. Cứ như vậy, suốt 3 năm trời ròng rã, cứ vào mùa sắn Đức lại cùng chiếc máy đến túc trực tại từng nhà dân từ 23h đêm đến 4h sáng để thử nghiệm, tham khảo ý kiến của người sử dụng, rồi rút ra những nhược điểm của máy.

Người nông dân Văn Yên rất phấn khởi vì đã giảm sức lao động nhờ có máy thái sắn mà người con quê hương mình sáng chế ra.

Chị Trần Thu Hương, (vợ Đức) nhớ lại: “Hồi ấy vợ chồng mình mới cưới nhau nhưng suốt ngày anh ấy miệt mài bên xưởng cơ khí, đêm đến lại mang máy đến từng hộ dân đến tận sáng mới về”. Cuối cùng với sự miệt mài, sáng tạo cùng sự cảm thông, chia sẻ của cô vợ trẻ, chiếc máy thái sắn mang nhãn hiệu Đức Hương đã được suất xưởng. Với thiết kế bền chắc, gọn nhẹ, dễ sử dụng, giá thành hợp lý cùng với năng suất đạt từ 5-6 tấn/giờ máy thái sắn do Đức sáng chế đã thực sự giải phóng sức lao động cho người làm sắn.

Anh cho biết: “Chiếc máy này có khá nhiều ưu điểm so với ban đầu như có thể cho nhiều củ sắn vào cùng một lúc thông qua chiếc phễu mà không làm nát sắn sau khi cắt. Đặc biệt, người sử dụng có thể điều chỉnh tốc độ nhanh chậm, độ dầy mỏng của lát sắn theo ý muốn”.

Tiếng lành đồn xa, hiệu quả từ máy thái sắn Đức Hương đã chiếm được lòng tin của đông đảo khách hàng gần xa. Nhiều bạn hàng từ các tỉnh, thành như: Nghệ An, Phú Thọ, Tuyên Quang đến Lào Cai, Sơn La… cũng tìm đến hỏi mua máy thái sắn Đức Hương. Ông chủ xưởng cơ khí Đức Hương cho biết: “Trung bình hàng năm mình bán ra thị trường trên 200 máy thái sắn, chủ yếu là cho các bạn hàng xa”. Được biết, không chỉ giúp người trồng sắn giải quyết sức lao động, xưởng cơ khí của anh Đức còn tạo công ăn việc làm cho từ 3-10 lao động với mức thu nhập ổn định 150 nghìn đồng/ngày.

Hà Hùng 

Các tin khác
Anh Sùng A Su đang chăm sóc rừng quế 5 năm tuổi của gia đình.

YBĐT - Với anh Sùng A Su ở thôn Tập Lăng 1, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn có được cuộc sống ấm no hôm nay là cả một quá trình phấn đấu vươn lên không ngừng.

Ông Nguyễn Hữu Mạch trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Hội vững mạnh tại Chi hội thôn Hương Lý.

YBĐT - Ở vị trí nào, ông cũng đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tâm nguyện được mang hết khả năng của mình đóng góp xây dựng quê hương. Ông xứng đáng là tấm gương sáng, điển hình xuất sắc trong phong trào "Tuổi cao, gương sáng".

Chị Hiền đang chăm sóc gà.

YBĐT - “Biết là chăn nuôi gia cầm rủi ro sẽ cao bởi chúng dễ mắc nhiều loại dịch bệnh nếu không chữa chạy kịp thời, chỉ một con gà bị cúm, không phát hiện nhanh chúng sẽ lây cho cả đàn, mất tiền triệu như chơi, nhưng đã làm thì phải quyết tâm” - Chị Hiền tâm sự.

Ông Phan Quốc Huy (bên phải) đang giới thiệu kinh nghiệm nuôi ong mật.

YBĐT - Với mô hình nuôi ong lấy mật, kết hợp trồng rừng kinh tế, trồng chanh tứ mùa và trồng mộc nhĩ, nấm sò, ông Phan Quốc Huy, thôn Lương Thịnh 3, xã Tân Thịnh (thành phố Yên Bái) đã vươn lên làm giàu chính đáng và giúp bà con trong vùng phát triển chăn nuôi góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục