Gặp người du kích năm xưa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/8/2012 | 9:38:19 AM

YBĐT - Đó là cụ Phạm Văn Bính (89 tuổi) ở bản Quán, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên - một thành viên trong Đội du kích năm xưa trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần giải phóng chiến khu, giải phóng quê hương Yên Bái cùng cả nước làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Ông Phạm Văn Bích và tấm bằng khen do Đảng và Nhà nước trao tặng.
Ông Phạm Văn Bích và tấm bằng khen do Đảng và Nhà nước trao tặng.

Trở lại với những hồi ức của những năm tháng tham gia kháng chiến, cụ Bính kể: “Ngày đó chúng tôi mới chỉ là những thanh niên độ tuổi mười tám, đôi mươi, còn chưa hiểu cách mạng là gì nhưng khi thấy giặc về làng thì ai nấy đều hừng hực khí thế sẵn sàng ở lại giúp đỡ bộ đội, chính quyền địa phương lật đổ ách áp bức bóc lột, thống trị”.

Với vai trò như một y tá, khi đó, chàng thanh niên Phạm Văn Bính cùng những thành viên khác trong Đội du kích đã không ngại xông pha lửa đạn, luôn sát cánh kề vai cùng với các chiến sỹ bộ đội trong mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy.

Theo lời ông Bính kể, ngày đó, dải đất chiến khu xưa có địa hình núi non rất hiểm trở, tất cả gần như đều bị bao phủ bởi đồi rừng, lau lách, không có đường đi lại thuận tiện, bởi vậy nên nếu ai không đi sơ tán mà ở lại phục vụ kháng chiến thì hầu hết đều phải ở rất bí mật, chủ yếu là sống ở trong hầm và rừng. Việc ăn đói, mặc rét, bị vắt, muỗi rừng “hành hạ” là chuyện thường tình…

Đúng là gian nan thử thách lòng người. Ngoài việc thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn, các thành viên của đội du kích còn có thể bị giặc bắt, giặc giết bất cứ khi nào nếu  bị phát hiện, bại lộ.

Liệt sỹ Phạm Văn Chủy - người em trai duy nhất của ông Bính và cũng là thành viên của Đội du kích là người đã từng bị giặc bắt và sát hại dã man. Với ông Bính đây là nỗi đau quá lớn vì phải chứng kiến sự hy sinh của chính người thân mình. Song, nhờ có lý tưởng sống cao đẹp, ông và các anh em đồng đội vẫn không hề nhụt chí, quyết tâm một lòng theo Đảng, theo kháng chiến đến cùng.

Năm 1945, Chiến khu Vần được hoàn toàn giải phóng và trở thành căn cứ địa cách mạng, ông Bính trở lại làm việc tại Trạm Y tế xã, giữ vai trò  là Trưởng trạm và là Trưởng ban y tế xã cho tới ngày nghỉ hưu.

Ông Bính kể: “Ngày đó, thuốc men, bác sỹ đều rất hiếm nên mặc dù chỉ là y tá nhưng tôi cũng cố gắng đem hết khả năng của mình để giúp đỡ, chăm sóc bà con nhân dân và quân cách mạng khám, chữa bệnh. Mỗi lần thấy ai đó được bình phục, khỏe mạnh trở lại là tôi lại thấy vui và tâm huyết hơn với nghề”.

Tiếp nối truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương cách mạng, sau này, khi những người con của ông Bính lớn lên vẫn phải chứng kiến cảnh đất nước trong chiến tranh loạn lạc cũng đã tình nguyện lên đường nhập ngũ tham gia kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc và để lại một phần xương máu nơi chiến trường.

Anh Phạm Xuân Cánh - Bí thư Đảng ủy xã Việt Hồng - một trong những người con của ông Phạm Văn Bính tự hào nói: “Chúng tôi thật may mắn vì đã có được người cha như ông. Ông luôn là chỗ dựa và là tiếp thêm nguồn sức mạnh để anh em tôi có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống”.

Tuy tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng nếu có thể làm được gì giúp đỡ những người xung quanh và các con, các cháu thì ông Bính vẫn luôn sẵn lòng. Ông Bính bảo: “Tuổi già nhưng vẫn phải sống vui, sống khỏe, sống có ích thì cuộc đời mới thực sự có ý nghĩa chứ. Tôi chỉ mong các thế hệ thanh niên sau này cũng sẽ luôn giữ được tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, sẵn sàng xông pha trên mọi lĩnh phát triển kinh tế- xã hội, để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp”.

H.O

Các tin khác
Góc học tập của Phạm Đức Tuấn.

YBĐT - 15 tuổi, khăn gói xuống thành phố trọ học, cậu học trò với dáng người gầy nhỏ lại thường xuyên đau ốm đã phải tự mình chăm sóc bản thân, tự giác học tập phấn đấu cho ước mơ đại học. Em là Phạm Đức Tuấn - học sinh lớp 12 Toán, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành.

Góc học tập tại nhà của Nguyễn Thị Thu Hương.

YBĐT - Học giỏi, là cán bộ Đoàn gương mẫu, người bạn hoà đồng với tập thể, sẵn sàng giúp đỡ mọi người và là một người con hiếu thảo, Nguyễn Thị Thu Hương xứng đáng với nhiều phần thưởng. Đặc biệt là giải thưởng Lý Tự Trọng mà Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa trao tặng trong năm học 2011 - 2012 vừa qua.

Bệnh binh Phạm Thanh Phúc ở thôn 5, xã Mậu Đông (Văn Yên) người đứng thứ 2 bên phải nuôi rắn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Sinh ra lành lặn làm kinh tế giỏi đã khó, vậy mà ở huyện Văn Yên (Yên Bái) có những người lính đã để lại một phần xương máu nơi chiến trường vẫn nỗ lực vượt lên thương tật để làm giàu cho gia đình và xã hội…

YBĐT - Trong lúc nhiều thí sinh trong cả nước bị điểm 0 môn Toán và môn Lịch sử kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay và nhiều trường có uy tín, bề dày thành tích của tỉnh Yên Bái nhiều năm không có thủ khoa thì Trường THPT Chu Văn An (Văn Yên) đã có liền lúc hai thủ khoa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục