Gương sáng vùng cao

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/12/2012 | 10:06:40 AM

YBĐT - Đó là chị Tráng Thị Mao, người dân tộc Mông, cư trú tại bản Phình Hồ , xã Phình Hồ (Trạm Tấu).

Vợ chồng chị Mao thu hái chè shan tuyết.
Vợ chồng chị Mao thu hái chè shan tuyết.

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị  Mao phải gác lại  việc học hành để giúp cha mẹ làm nương rẫy. Năm 1996, chị Mao và anh Sùng A Nu - chàng trai trên đỉnh Phình Hồ đã nên vợ nên chồng. Sau khi ra ở riêng, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng tình yêu thương và nghị lực, anh chị đã dần vượt qua và ổn định cuộc sống.

Thực tế của gia đình đã giúp anh chị nhận thấy mình nghèo khổ là vì cha mẹ sinh đẻ quá đông con. Vậy là hai vợ chồng  bàn bạc và quyết định chỉ sinh 2 con, đứa sau phải cách đứa trước ít nhất từ 3 đến 4 tuổi để dành thời gian cho việc phát triển kinh tế và chăm lo cho cuộc sống gia đình tốt hơn. Tiếp đó, vợ chồng chị đã tận dụng những bãi đất trống ở giáp chân núi để trồng ngô phục vụ chăn nuôi lợn, gà.

Cùng đó, anh chị đưa 2.000 m2 đất ruộng được cha mẹ chia cho cùng với diện tích đất ruộng bậc thang mà vợ chồng chị mới khai hoang vào gieo cấy thêm vụ hai và trồng thêm cây chè Shan tuyết. Vừa sản xuất vừa chăn nuôi kết hợp với buôn bán nên cuộc sống ngày càng được nâng lên. Ngoài cây lúa thu mỗi vụ đạt trên 2 tấn thóc và 1 ha cây chè Shan tuyết thu đạt 6 triệu đồng/năm, gia đình chị còn chăn nuôi từ 3 - 4 con bò, 2 - 3 con trâu, 6 - 7 con dê,  4 - 5 con lợn thịt, 50 - 60 con gà, vịt cộng với buôn bán mỗi năm anh chị thu về 40-50 triệu đồng.

Sau mỗi vụ thu hoạch, vợ chồng chị chỉ để lại một lượng lương thực vừa đủ ăn trong năm, còn lại bán lấy tiền tích cóp vốn, dần dần vợ chồng chị đã có số vốn kha khá. Tiếp đó, anh chị đã mở một cửa hàng nhỏ và bắt tay vào việc kinh doanh, buôn bán các mặt hàng thiết yếu như: mắm, muối, xăng dầu, đèn pin, bánh kẹo, giầy dép, vải thổ cẩm  phục vụ bà con địa phương.

Với cách làm đúng hướng, hiệu quả, thu nhập hàng năm của gia đình đạt 70 - 80 triệu đồng, giúp gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Hiện nay, vợ chồng chị đã làm được ngôi nhà  khang trang và mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền như giường, tủ, ti vi, bàn ghế… Gia đình chị được đánh giá là một trong những hộ khá giả nhất nhì trong xã.

Không những làm kinh tế giỏi, chị Mao còn là người vợ hiền, người mẹ đảm đang, một hội viên phụ nữ tiêu biểu, một cộng tác viên dân số giỏi. Chồng chị cũng tham gia công tác ở xã, bận rất nhiều công việc, thường xuyên đi sớm, về khuya, ít có thời gian chăm sóc vợ con nhưng chị  không hề phàn nàn mà luôn động viên giúp đỡ chồng hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó chị còn nuôi dạy hai đứa con chăm ngoan, học giỏi. Là người gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, chị đã tích cực tuyên truyền, vận động các đôi vợ chồng trẻ trong độ tuổi sinh đẻ nên sinh ít con. Nhờ có chị làm gương, nay ở Phình Hồ có nhiều chị em đã làm theo và họ đã  biết dừng lại ở hai con dù gái hay trai.

Với tính nết hiền lành, nhanh nhẹn, biết vượt khó vươn lên, luôn quan tâm giúp đỡ người khác, chị Trang Thị Mao là tấm gương sáng ở vùng cao cho nhiều phụ nữ dân tộc Mông cùng noi theo.

Sùng Đức Hồng

Các tin khác
Già làng Hoàng Văn Tú cùng cán bộ bản Phạ Trên vận động dân bản làm kinh tế.

YBĐT - Trong những năm vừa qua, ở bản Phạ Trên không có gia đình nào có con em mắc vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, bà con không trồng cây thuốc phiện, không tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ma túy, người nghiện được vận động đi cai tại trung tâm. Những thành công đạt được đó là vào một phần đóng góp không nhỏ của già Tú.

Anh Phương bên ngôi nhà đang xây.

YBĐT - Nói đến anh Đặng Văn Phương - người Xa Phó ở thôn 7, xã Châu Quế Thượng (Văn Yên), bà con nơi đây ai cũng biết và khâm phục bởi đức tính cần cù, chịu khó chăm làm của anh.

Ngôi nhà khang trang của gia đình anh Nguyễn Văn Mạnh được xây dựng từ trồng rừng kinh tế.

YBĐT - Đến thôn Làng Cại, xã Phúc An, huyện Yên Bình (Yên Bái), ai cũng choáng ngợp khi nhìn thấy ngôi nhà xây khang trang bề thế mọc lên giữa vùng quê nghèo. Hỏi ra, mới biết chủ nhân của ngôi “biệt thự” đó là một nông dân chân chất đi lên từ kinh tế rừng.

Ông Đỗ Xuân Trường (bên phải) trong khu vườn của gia đình.

YBĐT - Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đã giúp ông Đỗ Xuân Trường - hội viên nông dân xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) trở nên giàu có trên chính mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục