Chống bạo lực học đường

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/8/2010 | 10:24:06 AM

YBĐT - Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang khá phổ biến ở các trường học trong cả nước, nhất là bậc học THCS và THPT. Bạo lực học đường đang là vấn nạn khiến các nhà quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh và cả xã hội lo lắng, nhưng chúng ta vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để.

Năm học 2009- 2010, bạo lực xảy ra ở khá nhiều trường ở các địa phương, chủ yếu ở các trường học khu vực thị trấn, thị xã và thành phố. Các phương tiện thông tin đại chúng đã tốn nhiều giấy mực để lên án những vụ “đánh hội đồng” của một tốp học sinh với một học sinh. Trong năm học qua, Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã phản ánh một phóng sự ngắn về một vụ “đánh hội đồng” ở một trường THPT tại Hà Nội. Nhìn những hình ảnh đó thật là đau xót và phản cảm, vì có tới 3- 4 học sinh (nữ) quây vào đánh một bạn nữ, nào là túm tóc, tát vào mặt, dùng giầy, dép và cả chân đạp, đập vào mặt vào đầu bạn... Nhưng ở vòng ngoài hàng chục học sinh khác chỉ đứng reo hò, cổ vũ và dùng máy điện thoại quay phim, chụp ảnh mà không hề can thiệp.

Bạo lực học đường, Yên Bái cũng không là một ngoại lệ. Những năm học trước đã có một học sinh (nam) trường THCS N. lỡ tay đâm chết bạn cùng trường; năm học vừa qua, bạo lực học đường vẫn xảy ra khá phổ biến ở một số trường THPT trong tỉnh như: Trường THPT bán công C., trường THPT L., Trường THPT H. và đáng trách nhất là vụ “đánh tập thể” của một tốp học sinh nữ Trường THPT Đ. với một học sinh nữ cùng trường.

Khi ra khỏi cổng trường được vài trăm mét, tốp học học sinh này đã xông vào đánh bạn nữ rất dã man, nhưng những học sinh nam, nữ khác chỉ đứng bên ngoài reo hò, cổ vũ và dùng máy điện thoại quay phim, chụp ảnh mà không hề vào can ngăn giúp bạn, để bạn bị đánh đến gần ngất xỉu. Đây là vấn đề thuộc về phạm trù đạo đức mà các nhà trường và gia đình phải quan tâm sâu sát hơn trong việc giáo dục, dạy dỗ con em mình ngay từ lúc còn nhỏ, không nên cho con em chơi quá nhiều các đồ chơi, trò chơi, phim ảnh, điện tử... bạo lực và rồi “hành động như trên phim”! Các nhà trường phải đặc biệt quan tâm đến việc dạy “học lễ” cho học sinh trước khi dạy các môn văn hoá!

Chống bạo lực học đường không phải là vấn đề khó khăn, nan giải! Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể giải quyết được tình trạng này một sớm, một chiều,  cần phải có sự quyết tâm cao của các nhà trường, các bậc phụ huynh và toàn xã hội, siết chặt kỷ cương, nền nếp trong việc giáo dục, dạy dỗ con em mình ngay từ khi mới bước vào lớp nhà trẻ- mẫu giáo “dạy con từ thuở còn thơ”. Có như vậy mới chống được bạo lực học đường bền vững.

Minh Hằng

Các tin khác

YBĐT - Có thể nói, chợ Ngã Ba Kim đã trở thành trung tâm mua bán của đồng bào các dân tộc ở xã Púng Luông, La Pán Tẩn, Nậm Khắt, Dế Xu Phình và nhiều địa phương trong và ngoài huyện Mù Cang Chải. Đây còn là nơi để gặp gỡ, giao lưu, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào Mông.

Đường là chợ.
(Ảnh chụp tại khu vực chợ Yên Thinh - TP Yên Bái).

YBĐT - Mặc dù đã đề ra nhiều giải pháp đồng thời huy động tối đa lực lượng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TT ATGT), song tình trạng lấn chiếm và tái lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ trên địa bàn thành phố Yên Bái vẫn diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng rất lớn đến trật tự an toàn xã hội.

YBĐT - Nhiều năm trở lại đây, Yên Bái liên tục bị thiệt hại lớn về người và của do thiên tai gây ra. Nhiệm vụ phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai là một nhân tố bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và người dân.

Tình huống vận chuyển bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 tới bệnh viện dã chiến trong đợt diễn tập tại xã Nga Quán (Trấn Yên) năm 2009.

YBĐT - Tình hình dịch bệnh mùa hè trong nước đang diễn ra phức tạp: từ đầu năm đến nay, ở Hà Nội và một số địa phương trong cả nước đã phát hiện bệnh nhân cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, sốt xuất huyết... và bệnh tả, trong đó có những dịch bệnh Yên Bái đã mắc trong năm 2009. Nhưng ở thời điểm này xem ra công tác phòng chống dịch, bệnh mùa hè ở các địa phương vẫn “bình chân như vại”!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục