Để người dân được tiếp cận văn hóa, chính sách pháp luật

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/5/2011 | 9:18:43 AM

YBĐT - Công tác TTPBGDPL được thực hiện thông qua hoạt động TGPL cho các đối tượng thuộc diện chính sách, đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.

Cán bộ Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật tại phiên tòa lưu động. (Ảnh: Quỳnh Nga)
Cán bộ Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật tại phiên tòa lưu động. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Ông Dương Ngọc Thạch - Trưởng phòng Tư pháp huyện Lục Yên cho rằng: “Nhiều năm qua, công tác tư pháp trên địa bàn huyện được các cấp, ngành chức năng địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện tương đối hiệu quả. Cán bộ tư pháp địa phương phần lớn đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nên hầu hết các nhiệm vụ nhìn chung được thực hiện khá tốt, nổi bật trên một số công tác như: đăng ký và quản lý hộ tịch, hòa giải ở cơ sở...

Tuy nhiên, còn một số công tác khác, nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) thực hiện chưa mang tính đồng bộ và chưa có giải pháp thiết thực, hình thức chưa đa dạng, phong phú. Trong khi đó, cán bộ tư pháp còn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, việc trau dồi kiến thức, nghiên cứu tài liệu còn hạn chế”.

Công tác TTPBGDPL đã được các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn cùng tham gia. Việc tổ chức mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật với 6 chuyên đề chính được triển khai tới nhiều đối tượng ở cơ sở từ chủ tịch xã đến cán bộ văn phòng, địa chính, tư pháp xã. Hiện nay, 100% các xã, thị trấn đã có tủ sách pháp luật. Việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật được UBND các xã, thị trấn đầu tư kinh phí, đổi mới phương thức quản lý khai thác tủ sách để phát huy được hiệu quả thiết thực, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của cán bộ và nhân dân.

Những nội dung tuyên truyền về pháp luật thường được gắn với những sự kiện cụ thể diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, giúp mọi người dễ tiếp thu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Trong năm qua, Phòng Tư pháp đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác TTPBGDPL trên địa bàn giai đoạn 2010-1015”, tổ chức Hội thi “Hoà giải viên giỏi”.

Công tác TTPBGDPL được thực hiện thông qua hoạt động  TGPL cho các đối tượng thuộc diện chính sách, đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Các buổi tuyên truyền, TGPL chủ yếu được cán bộ TGPL đi sâu vào các chế định: người được TGPL; tổ chức thực hiện TGPL và các hoạt động TGPL; các nội dung qui định của pháp luật thuộc lĩnh vực: hôn nhân gia đình, đất đai, bảo vệ và pháp triển rừng, khiếu nại, tố cáo...
Cùng với đó, phối hợp với Sở Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) mở lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho 300 đối tượng là tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở trên địa bàn huyện, khảo sát nguồn nhân lực làm công tác TTPBGDPL tại 6 xã: Liễu Đô, Yên Thắng, Minh Xuân, Vĩnh Lạc, Mai Sơn và Tân Lĩnh, tổ chức khảo sát và TGPL lưu động cho 100 đối tượng tại 5 xã.

Thực hiện chức năng là cơ quan thường trực của Hội đồng PBGDPL, Phòng Tư pháp huyện đã mở 4 lớp tập huấn TTPBGDPL điểm tại 4 xã, tổ chức 7 lớp tập huấn về kỹ năng và nghiệp vụ hòa giải cho gần 600 tổ trưởng và các tổ viên tổ hòa giải cơ sở. Ngoài ra, các đơn vị trong huyện như: Ban Chỉ huy Quân sự, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Phòng Văn hoá- Thông tin... đã xây dựng kế hoạch, tích cực triển khai thực hiện việc TTPBGDPL gắn với  chức năng, nhiệm vụ được giao.

Công tác TTPBGDPL trên địa bàn huyện Lục Yên đã thu được kết quả nhất định. Nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, đoàn thể đối với công tác TTPBGDPL có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Lục Yên là huyện miền núi nhiều dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí chưa đồng đều nên một bộ phận nhân dân còn hạn chế về nhận thức, nhất là về các qui định của pháp luật chưa cao.

Qua tìm hiểu tại địa phương thấy rằng, tình trạng khiếu kiện giảm, không phát sinh khiếu kiện tập thể nhưng còn một số vụ việc, nhất là về tranh chấp đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng... người dân chưa được tiếp cận kịp thời để hiểu rõ các chính sách, văn bản luật, quyết định liên quan, dẫn đến còn có khiếu kiện kéo dài. Trong khi đó, một số ngành thành viên và Ban TTPBGDPL các xã, thị trấn chưa thực sự quan tâm và coi trọng công tác tuyên truyền.

Công tác thống kê, báo cáo chưa kịp thời gây khó khăn cho công tác tổng hợp, báo cáo chung. Mặt khác, nguồn kinh phí dành cho công tác TTPBGDPL còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng công việc... Vì vậy, để công tác TTPBGDPL có hiệu quả cần có thời gian thuyết phục, vận động cũng như có các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ để đồng bào yên tâm, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Để công tác TTPBGDPL được phong phú đa dạng và sâu rộng tới nhiều đổi tượng, ngoài nguồn kinh phí được cấp thực hiện theo đề án của trên, UBND huyện, các xã, thị trấn cần dành nguồn kinh phí bổ sung cho công tác này, tạo điều kiện cho đại bộ phận người dân được tiếp cận các chính sách, văn bản qui phạm pháp luật.

Huy Văn

Các tin khác
Cử tri xã Lâm Thượng (Lục Yên) xem niêm yết danh sách cử tri.

YBĐT - Ngày 22/5/2011 - cùng với cử tri cả nước, cử tri các dân tộc Yên Bái sẽ thực hiện quyền công dân của mình: đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Người dưới 18 tuổi cũng bị nghiêm cấm hút thuốc lá.

YBĐT - Thời gian gần đây, việc phát hiện nước sông Hồng bị ô nhiễm, ô nhiễm không khí ở thị xã Nghĩa Lộ và gần nhất, hiện tượng cá lồng chết hàng loạt trên sông Chảy... khiến chúng ta càng thêm lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường.

YBĐT - Những ngày qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã tập trung cao độ công tác chuẩn bị để ngày bầu cử diễn ra thành công tốt đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục